(Thay vòng hoa tiếc thương Phạm Vương Thục)
"Những sớm mai lửa đạn
Những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
thấy bóng Thiên đường cuối trời thênh thang"
Đã lâu lắm, kể từ buổi trưa u buồn ngày 30/4/75, khi nghe Trịnh Công Sơn hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Sài gòn, đón mừng những người CS vừa cưỡng chiếm miền Nam, tôi không còn hứng thú để hát nhạc của ông, dù có nhiều bản tình ca tôi từng một thời ưa thích, bỗng dưng chiều nay buột miệng hát lên mấy câu trong bài hát khá xa xưa mà tôi đã quên mất vài lời, khi nghe Bác sĩ Ngô Thế Khanh và cô bạn Phạm Thu Đào báo tin Phạm Vương Thục vừa mới ra đi. Dù đã biết trước điều đau đớn này rồi sẽ xảy ra, tôi vẫn bàng hoàng, có cảm giác cả bầu trời trước mặt và ngay chính trong lòng mình như chỉ còn là một khoảng trống bao la. Tôi hình dung người phi công lead gun phương phi của Phi Đoàn Song Chùy 213 hào hùng ngày nào trên bầu trời khói lửa Vùng I, Hạ Lào, giờ thực sự đang lặng lẽ bay về cuối trời thênh thang. Tôi mơ hồ như văng vẳng đâu đây dư âm của cánh quạt trực thăng vần vũ và tiếng đạn minigun, rocket từng tràng phóng xuống, thét gào, cuồng nộ. Rồi tất cả bỗng lặng yên, tĩnh mịch.
Tôi biết và quen Thục chưa lâu lắm. Câu chuyện "Trên Chiến Trường Xưa" viết về người phi công can trường Phạm Văn Thặng - bào huynh kính yêu của Thục - gãy cánh vào một buổi chiều mùa hè 72 trên vòm trời lửa đạn Kontum trong một phi vụ yểm trợ cho chính đơn vị tôi, đã bắc nhịp cầu cho Thục và tôi cái duyên hạnh ngộ. Những giọt nước mắt của Thục trong lần đầu gặp nhau hôm ấy, làm tôi thực sự cảm động về nghĩa tình đệ huynh của gia đình họ Phạm. Sau đó quen và được gần gũi Thục hơn, mỗi ngày hình ảnh của anh càng in đậm nét trong lòng tôi. Trong con người cao lớn oai phong với hàm râu quai nón, trên đầu lúc nào cũng đội chiếc bê rê đen, hay mũ lưỡi trai nhà binh, trông như một chàng giang hồ lãng tử, lại là một tâm hồn đa cảm hiền hòa, lúc nào cũng mở trọn vòng tay yêu thương và trái tim nhân nghĩa với tất cả anh em, bằng hữu. Phạm Vương Thục là điển hình của một người bạn chân tình tri kỷ. Khó mà tìm ở anh bất cứ một điều gì để có thể không yêu thương, không quí mến. Ở anh, toát lên một nghĩa khí chứa chan hào hiệp ân tình. Mỗi lần nhìn nụ cười niềm nở thánh thiện của anh, trong lòng tôi mơ hồ như đang nở ra bao đóa hoa nhân ái.
Mấy ngày đầu năm Nhâm Thìn trời Cali bỗng dưng trở lạnh. Không khí rộn rịp của các Hội Tết, tiệc tùng Họp Mặt Tân Niên dường như không làm tan đi được áng sương mù ảm đạm trong lòng những người yêu thương Thục. Bạn bè của Thục ở khắp Cali và ở khắp nơi đã dành những ngày Tết cầu nguyện cho Thục.
Từ Bắc Âu tôi đến Cali vào cuối tháng 10. Chưa kịp phôn cho Thục thì anh đã gọi thăm. Anh bảo vừa mới gởi cho vợ chồng tôi thiệp cưới của cháu Phạm Hưng Quốc, cậu con trai cưng quí. Thiệp mời bị bưu điện trả lại vì thiếu số Unit. Nhà chúng tôi ở trong một khu condo. Thục hỏi xin tôi số Unit để gởi lại. Tôi bảo: không cần gởi làm gì cho mất công, bạn chỉ cho tôi biết tên nhà hàng và ngày giờ, nhất định chúng tôi sẽ đến chung vui với ông bà. Thục cười. Sau tiếng cười rộn rã, Thục bảo:
- Tôi mời anh chị, nhưng không chắc tôi sẽ có mặt trong ngày đám cưới cháu. Nhưng dù có tôi hay không, nhất định anh chị phải đến chung vui với gia đình tôi và hai cháu nghe!
Tôi ngạc nhiên:
- Đám cưới con trai cưng mà ông bỏ đi đâu, đừng có đùa cha nội!
Tôi lại nghe tiếng Thục cười, điềm tĩnh:
- Tôi bị cancer gan và mật, coi bộ kẹt lắm! Ngày mai đi bệnh viện chụp hình và lấy test lại để bác sĩ chuyên khoa quyết định phải làm gì.
Im lặng bàng hoàng giây lát, tôi chỉ còn biết trấn an và chúc anh mọi điều may mắn.
Hai hôm sau, nhận điện thoại của Thục, tôi vừa mừng vừa lo. Anh vẫn cười, giọng bình thản:
- Thục đang nằm bệnh viện Kaiser Permanente ở Irvine, phòng 312. Anh có rảnh chạy xuống nói chuyện chơi!
Tôi báo cho Thục biết là tôi sẽ đến ngay với một người bạn. Khoảng 30 phút nữa sẽ gặp Thục. Ở xa đến, không quen đường, chúng tôi bị lạc trên xa lộ 405. Hơn 45 phút sau, Thục gọi lại hỏi tôi đang ở đâu, vì biết tôi bị lạc đường. Nghe giọng Thục hơi yếu. Anh bảo khá mệt, rồi đưa điện thoại cho chị Thục chỉ đường.
Thục nằm trên giường bệnh. Tôi thoáng hốt hoảng khi trông anh tiều tụy, gầy đi nhiều lắm, đang được chuyền sérum và hai ống cao su nhỏ dẫn dưỡng khí vào lỗ mũi. Thục giải thích: tự dưng ruột của anh bị xoắn lại, nên bác sĩ không cho ăn uống gì cả, để ruột được giãn ra, trước khi có thể tiếp tục điều trị cancer bằng các phương pháp khác. Do vậy anh bị yếu sức. Vậy mà gặp tôi, anh rất vui, cầm chặt tay tôi, miệng vẫn cười niềm nở như bao lần gặp nhau, như chưa hề có điều gì phải ưu tư lo lắng. Anh say sưa hết kể về bệnh tình lại sang chuyện bay bổng ngày nào trên chiến trường xưa. Tôi mang theo mấy tờ báo có bài viết của tôi, theo lời dặn của anh, nhưng tôi biết vào lúc này anh không thể nào đọc được. Chị Thục ngồi bên cạnh. Thật tôi nghiệp, cũng tiều tụy hốc hác vì đã lo lắng, chia sẻ nhọc nhằn đau đớn cùng chồng. Chị luôn ở bên anh, nhiều đêm thức trắng.
Ngại anh mệt, tôi định cáo từ, nhưng anh vẫn nắm chặt tay tôi, đôi mắt mệt mỏi bỗng sáng lên, say mê kể lại trận chiến Hạ Lào, Lam Sơn 719, khi ấy anh đang là lead gun của Phi Đoàn 213, gần như mỗi ngày đều có mặt trên vùng trời trận mạc, trong tầm ngắm của đám phòng không địch dày đặc giữa trùng điệp núi rừng. Tôi hiểu được là anh đang trở về với thời quá khứ đẹp đẽ nhất trong đời mình. Một thoáng hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt đã gầy đi vì bệnh hoạn. Tôi ngồi nán lại, với ý nghĩ là để anh tiếp tục cái giây phút hạnh phúc hiếm hoi này mà quên bớt những điều trước mặt.
Khi chào anh và chị Thục, bước ra, tôi thấy anh vẫn nở nụ cười thanh thản. Cũng như lúc kể cho chúng tôi nghe về căn bệnh trầm kha, anh bình tâm như những lần nhìn thấy hỏa tiễn SA-7 đang bay về hướng anh, hay những lần phi cơ trúng đạn, anh phải đáp khẩn cấp xuống các căn cứ hỏa lực đang bị địch quân vây khốn. Có lần anh tâm tình:
- Chữa được thì tốt, không được Thục cũng vui vẻ mà chấp nhận thôi. Bao nhiêu năm vào sinh ra tử mà còn sống tới hôm nay, coi như đã được Chúa thương, cho hưởng nhiều bonus lắm rồi. Thục luôn sẵn sàng vâng theo ý Chúa! Thục sống trong niềm tin Chúa Kitô phục sinh, nên được Chúa gọi về là một niềm hạnh phúc.
Tôi là người ngoại đạo, và chưa trải qua cái giờ phút nằm đợi chờ bên bờ sinh tử, nên không biết cảm giác của mình khi ấy ra sao. Có đủ đức tin, can đảm và bình thản như Thục không? Nhưng tôi chưa thấy một người nào có được cái tâm thanh thản, vui vẻ như Thục trong thời điểm đặc biệt này. Thì ra trong con người can trường, nhân hậu ấy, còn có rất nhiều đức tính và nhất định hơn hẳn tôi ở cái "Ngộ Đạo Đất Trời". Anh xứng đáng là một tín đồ ngoan đạo, hằng sống với đức tin mãnh liệt vào Đức Kitô.
Mấy hôm sau, một số độc giả đọc được tin và những tâm nguyện sau cùng của Phạm Vương Thục trên trang Cánh Thép, liên lạc tôi, xin cho biết tên Thánh của Thục để cầu nguyện cho anh. Tôi gọi vào cellphone của anh nhưng nghĩ là chị Thục sẽ bốc điện thoại. Sau một hồi chuông reo, tôi bất ngờ nghe tiếng Thục. Yếu ớt, thì thào. Anh bảo là đang nằm ở nhà, mệt lắm, rồi đọc cho tôi tên Thánh. Tôi xúc động, không biết nói lời gì. Và mặc dù không nghe rõ, nhưng tôi không dám hỏi lại anh. Nửa giờ sau, tôi gọi điện thoại nhà, chị Thục bốc máy, đọc lại tên Thánh "Bartholomew" của Thục và cho tôi biết: "anh Thục yếu và mệt lắm, nhưng nghe có anh gọi, đã dành lấy điện thoại để nói chuyện với anh". Tôi nghẹn ngào xúc động. Tôi chỉ là một người bạn sơ giao, mà anh Thục đã chí tình như thế đó, làm sao tôi có thể ngăn được dòng nước mắt?
Anh nhắm mắt lúc 9 giờ 55 sáng ngày 29/1 trước khi tâm tình dặn dò vợ con bằng hữu. Anh đã chuẩn bị xong cả phần xác lẫn phần hồn, muốn hậu sự phải tổ chức thật đơn giản. Không vòng hoa, phúng điếu. Những bạn bè nào thương anh, xin hãy góp vào Quỹ "Cho Em Một Nụ Cười" do Frère Phong, một người bạn học thời niên thiếu của anh sáng lập nhằm giúp đỡ những em bé mồ côi, đói nghèo tại các vùng hẻo lánh ở Việt Nam và Cam Bốt, mà anh đã tiếp tay phụ lực từ lúc ban đầu. Bao la biết dường nào tấm lòng nhân hậu ấy! Được tin anh ra đi, tôi thẫn thờ giây lát, nước mắt trào ra, rồi ngồi dậy viết lời Phân Ưu định gởi cho vài tờ báo quen. Trước khi gởi đi, ngại viết tên Thánh của Thục không đúng, tôi vào website Cánh Thép tìm đọc lại các trang Phân Ưu của một số đơn vị, đồng đội của anh. Tôi rất ngạc nhiên, vì tất cả đều biến mất, mặc dù trước đó chỉ mới mười lăm phút, tôi đã đọc kỹ từng lời. Tôi chợt thoáng hiểu ra, khi nghĩ đến đám cưới của cháu Phạm Hưng Quốc, con trai thứ của anh chị sẽ tổ chức vào cuối tuần này. Mọi sự đã chuẩn bị và thiệp mời đã gởi đi, khó mà đình hoãn được. Tôi gọi cho Phạm Thu Đào, cô Hội Trưởng trẻ tuổi tài năng của Phố Núi Pleiku, bạn thân của anh chị Thục. Thu Đào xác nhận những điều tôi vừa suy đoán. Nhớ lần tôi và một người bạn đến thăm Thục, anh vui vẻ dặn dò: "Dù có Thục hay không, các bạn đến chung vui với vợ chồng cháu Quốc, là tôi vui lắm, cứ coi như tôi đang có mặt và cụng ly mừng với các bạn".
Chiều Thứ Bảy 4/2, vợ chồng tôi đến nhà hàng Seafood Palace dự đám cưới cháu Quốc mà lòng dạ bùi ngùi. Cố nhớ tới lời dặn dò của Thục, để thấy vui hơn. Khoảng trên sáu trăm thực khách trong nhà hàng không còn chỗ trống. Tôi nghĩ có lẽ tất cả khách mời đều không ai vắng mặt. Bởi cũng như chúng tôi, đều thương quí Thục, cảm kích tấm lòng hy sinh lo lắng cho con của Thục. Hôm ấy, tôi ngồi chung bàn với bác sĩ (KQ)Ngô Thế Khanh, chị Phạm Thu Đào, ca sĩ Minh Hạnh (chị của đại tá Nhảy Dù HK Lương Xuân Việt) cùng vài anh chị rất thân quen với Thục. Chúng tôi đã kể những kỷ niệm với anh, nói nhiều về anh, về một Phạm Vương Thục rất chí tình, rất dễ thương cùng lòng quí mến mà tất cả bạn bè đã dành cho anh chị.
Buổi chiều ngày Thứ Sáu 10/2, chúng tôi bước vào Thánh Đường La Vang nằm trên đường Harbor để viếng anh lần cuối. Trước nhà thờ tôi gặp đông đủ mọi người. Những người lính Không Quân ở hoàn cảnh nào cũng "không bỏ anh em, không bỏ bạn bè". Từ khắp nơi họ về đây để được gần bên anh trước khi tiễn đưa người huynh đệ một thời hào hiệp và cùng hẹn gặp lại nhau ở vùng trời viễn mộng, không còn khói lửa chiến tranh. Như lời Thục đã âu yếm nói với bạn bè trước lúc ra đi: "Tao đi trước để dọn chỗ cho anh em". Lời nói chỉ có thể thốt ra từ trong tâm của một người bạn chí tình. Tôi hình dung những lần Thục bay trước vào vùng, bắn dọn bãi đáp thật chu đáo an toàn cho những người bạn cùng phi đoàn đáp xuống đổ, bốc quân, tản thương hay tiếp tế khẩn cấp cho các đơn vị hành quân.
Trong Lễ Đưa Chân, vị linh mục chủ lễ giảng một bài ngắn nhưng thật hay, đầy ý nghĩa. Ông nói về Thục “ Không biết từ hạt bụi nào, tín hữu Bartholomew đã hóa thân, để rồi hôm nay ông lại trở về cát bụi. Tất cả chúng ta rồi ai cũng thế, nhưng điều đặc biệt là khi ra đi, ông Bartholomew đã để lại trong lòng tất cả mọi người tràn ngập những yêu thương tiếc nhớ”
Thục ơi! Ngày mai, đúng lúc gia đình và bạn bè tiễn đưa anh về với Chúa, cũng là lúc vợ chồng tôi bước lên máy bay trở lại Bắc Âu băng giá. Tôi tiếc là không được nghe những lời từ biệt của các niên trưởng, đồng đội ngợi ca và tiếc thương anh, nhưng tôi nghĩ mọi ngôn từ cũng sẽ không thể nói hết được lòng quí trọng mến yêu anh, một phi công, một chiến sĩ đã làm hết sức mình cho Không Gian, cho Tổ Quốc. Chỉ tiếc rằng vận nước sớm điêu linh!
Không có mặt trước giờ phút anh trở về cát bụi, nhưng ở trên bầu trời bao la, chúng tôi sẽ vẫy tay tiễn biệt và cầu nguyện cho anh:
"Vùng trời nào đó anh đã bay qua
Chỉ còn lại đây những thoáng bao la"
...................................
Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường...cuối trời thênh thang"
Hẹn gặp lại anh. Khi "dọn chỗ cho bạn bè", xin anh nhớ dành một chỗ cho tôi, gần bên anh, nếu tôi đến được Thiên Đàng.
Viết vội tại Anaheim, đêm 10/2/2012
Phạm Tín An Ninh và người bạn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Westminster, California
Hình KQ Phạm vương Thục chụp vào sáng ngày 1 tháng 11 năm 2011
Đoản khúc buồn
“Về một người vừa nằm xuống”
Sáng sớm ngày 1 tháng 11 năm 2011 : KQ Phạm vương Thục gọi điện thoại cho tôi thật sớm…
• Hôm nay mày có rảnh không ?
• Tao hả : rảnh rỗi 7/24. Mày muốn gì ?
• Mày sang đây tao có chuyện nhờ vả…
Thục yêu cầu tôi chụp hàng chục kiểu hình như trên và chỉ chọn lấy một tấm Thục ưng ý nhất…
• Bây giờ mày về nhà cho vào Computer và thêm thắt những gì cho bức hình có chút ý nghĩa. Gửi sang tao. Nếu được tao sẽ nhờ Hùng TTK post lên “để Anh Em xem” .
Sau đó hình đã được chuyển cho Hùng post lên hội quán…
Không ngờ : chưa đầy 3 tháng sau, Thục đã chào giã biệt căn nhà thân yêu này
***
Triết gia Socratte đã nói “ mọi người đều phải chết. Socratte là người. Socratte cũng phải chết…”
KQ Phạm vương Thục là người nên Thục cũng phải mang số mệnh con người. Có khác hơn : Phạm vương Thục đã để lại trong lòng gia đình Anh và bạn hữu một nỗi tiếc thương không cùng và “có nói mấy cũng không cùng”.
Tôi cũng muốn viết những gì về một Phạm vương Thục của nửa thế kỷ qua, là quãng thời gian tôi nhìn thấy con người lực sĩ, chiến sĩ và hiền sĩ ở trên cùng một vóc dáng “hảo hán” của Anh. Nhưng, sau khi đọc bài của Phạm tín An Ninh xong, tôi thấy không còn gì để viết thêm nữa. Tất cả đã quá đầy đủ cho một kiếp nhân sinh “ngoại hạng” như Phạm vương Thục…
Nhà hỏa táng : Nơi cuối cùng mà quan tài của người Hùng được chuyển đến vẫn có những khuôn mặt của các phi công đồng đội từ xa bay về : từ một Thiếu Úy mới vào nghiệp bay đến một Trung Tá Phi-đoàn trưởng phi đoàn 239 của Thục...
Ban Chấp Hành Hội KQ miền Trung Cali không thiếu một ai : Các đàn em của Anh từ hơn một tháng nay đã vừa phải hoạt động trong nội bộ lại không quên săn sóc thăm viếng Anh trong những lúc ngặt nghèo !.
Và không chỉ có thế, các cánh chim F-5, A-37 dù còn trẻ tuổi, dù không cùng đơn vị, dù không có tên trong Ban Chấp Hành cũng vẫn lặng lẽ đưa Anh đến tận cửa nhà hoả táng…
Tôi đã tham dự nhiều Tang Lễ của các vị Niên Trưởng KQ nhưng tôi chưa thấy có một Tang lễ nào mà mang nặng một Tình Nghĩa như đám tang của Anh Thục.
Anh là một người Công Giáo, nhưng không phải người Công Giáo nào cũng đạo đức và có một ngày ra đi như Anh. Thánh Lễ an táng với 9 linh Mục. Thánh Lể trước cửa nhà hỏa táng có một linh mục. Tổng cộng là 10 vị linh hướng … hướng dẫn…linh hồn Bartholomew về nước Chúa. Tôi ngậm ngùi cùng vợ tôi đứng vào một góc để nhìn cảnh các KQ VNCH đứng chung quang quan tài Anh và đồng ca Không Quân Hành Khúc…
Gần bên quan tài là các danh ca đương thời trong trang phục “ảm đạm” ,trang nghiêm trong khúc quân hành của KQ VNCH. Tôi nhận ra Thế-Sơn, Ý-Lan… Và ngạc nhiên hơn nữa tôi thấy có cả tiếng hát vượt thời gian của danh ca lão thành “Thái Thanh”. Bà Thái Thanh đến nhà thờ La vang rất sớm : khoảng 7 giờ sáng khi mà nhà thờ con khóa cửa…
Thôi : thế là hết một kiếp người, một kiếp hảo hán trong những người con yêu của Tổ Quốc Không Gian. Tôi ra xe về mà lòng vẫn còn nặng chĩu những ưu tư về những điều đã được nghe thấy nơi một người Bạn và cũng là đàn Em đồng sự với Anh Thục : Anh di chúc lại cho người Bạn này những điều mà chúng ta không bao giờ ngờ đuợc :
• Không phủ cờ cho Anh vì Anh không đáng phủ cờ. Nếu BCH bắt buộc phải làm thì xin làm theo nghi thức thật bình thường để không làm phiền cho Anh Em trong những lần phủ cờ sau.
• …
• …
• Xin các Anh Em trong BCH nhớ tổ chức Tân Xuân cho các Bô Lão KQ vì Họ là những nền móng cho KQ VNCH.
• Các Anh Em nhớ thương yêu và đùm bọc nhau…
Với riêng chúng tôi, những gì Anh đối xử thật đẹp đẽ với chúng tôi, chúng tôi xin giữ kín trong lòng. Vì nói ra : chắc chắn Anh sẽ không bằng lòng. Anh là một tín đồ ngoan đạo : làm sao mà Anh không biết một tín lý Công Giáo thật bình thường “Việc tay phải vừa làm, tay trái cũng không biết được”.
Tuần tới chúng tôi sẽ rời thành phố MidWay City này : chúng tôi không muốn nhớ lại những chiều nhìn thấy Anh đạp xe đạp sang thăm chúng tôi hay cùng chúng tôi lang thang khi phố phường vừa lên đèn. Vì nhớ lại : lòng tôi muốn khóc !!!.
Ngô-Vũ Khánh-Truật / Indy.
Click vào link để xem hình ảnh Đám Tang Không Quân Phạm Vương Thục trên cánh thép ( Hội Viên Cánh Thép ONLY )
Trước đó, ngày 23/2/71, Th-úy Thục, một lead gunship sừng sỏ của Biệt-đội Gunship PÐ-213 được lệnh bảo vệ Th-úy Chung Tử Bửu bay vào cấp cứu phi hành đoàn lâm nạn của Th-úy Giang; Trên đường vào có chuyên chở những sensor-detector đặc biệt. Họp đoàn Gunship của Th-úy Phạm Vương-Thục đang ôm sát trên đám rừng già chờ đợi yểm trợ cho Th-úy Bửu. Nhưng làm sao tránh khỏi lưới đạn cầu vòng chụp xuống như đã tiền điều chỉnh sẳn, một lưới lửa vô tận từ căn cứ hậu cần 611 với 67.000 tấn đạn đủ loại. Thế nên cơn hấp hối của ngọn đồi oan-nghiệt đang bắt đầu xảy ra. Bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều ngày 25/2/1971: Khi 3 trung-đoàn CSBV đang cố tràn ngập trên đỉnh đồi 31, nơi đây chỉ đơn độc duy nhứt một Tiểu đoàn-3 Dù [trừ] 300 chiến binh và Bộ tham mưu trấn giữ. Ðợt xung phong đầu tiên của CSBV bằng 2 PT-76 tùng thiết với vô số bộ đội chính quy ở phía sau, vì không có súng chống chiến xa như M-72, nên Dù phải dùng đại bác hạ nòng trực xạ. Kết quả thổi bay hai chiếc PT.76 và một số lớn tùng thiết. Ðể trả giá cho sự chiến thắng nầy, nhiều thiên thần mủ đỏ TÐ/3 đã nằm xuống vắt ngang trên những khẩu pháo của mình; Có phải Pháo-đội-trưởng Nguyễn Văn Ðương, người hy sinh đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẫm nổi tiếng sau đó! CSBV chuẩn bị đợt xung phong lần thứ hai cũng lập lại bằng hai chiếc PT-76 khác tùng thiết với bộ đội; Nhưng lần nầy, quan sát cơ OV-10 Bronco do quan sát viên người Việt hướng dẩn hai F-4 Phantom phá hủy chúng trước khi bò lên tới lần ranh phòng thủ cũa Bộ Chỉ Huy Dù.
Cho đến 14 giờ, thật khốn nạn không có chiếc FAC cũa Mỹ nào trên Ðồi-31, Quân BV bắt đầu xung phong tràn-ngập từ bốn hướng. 2 PT-76 đến được bải đáp phía nam phòng tuyến dưới, bất ngờ chiếc FAC/OV-10 Bronco đến, yên trí có người Việt ngồi phía sau. Sau 2 pass 2 chiếc PT-76 bay lên rớt xuống nằm lật ngữa bao trùm khói đen. BV quyết tâm tràn ngập Ðồi-31 với khoảng 20 PT-76 xung phong 2 hướng đồi thoi-thỏi hướng Ðông và Tây Bắc. Thình lình một chiếc Phantom F-4 trúng đạn phòng không 37ly xịt khói phi công nhảy dù ra khỏi phi cơ. Lúc nầy chẳng anh Mỹ nào chịu ngó ngàn đến Ðồi-31, mà họ dồn hết nổ lực để câp cứu người của họ người Việt ngồi sau FAC đành phải bó tay ngậm ngùi cho định mệnh của ngọn Ðồi oan nghiệt nầy.
-15 giờ 20 trên ngọn đồi nầy chĩ còn trơ-trọi chiếc UH1-H của tôi là C&C với Sĩ-quan Tham mưu Tiền-phương Dù đang vần-vũ trên Ðồi-31; Dù rằng 2 khẩu M-60 và vài cây M-18 nhưng chúng tôi cứ bắn xuống yễm trợ trong tuyệt vọng, Trung-úy Trần-Lê.Tiến, Top-Gun đang vần vũ trên đầu TÐ-8 Dù chờ lệnh tôi bay vào cứu bạn, trong lúc Pháo đội từ Ðồi-30 và Aluối vẫn dồn dập tác xạ yểm trợ qua. 45 phút sau, Căn cứ bị tràn ngập quân BV, khốn nạn nhứt là từ nảy đến giờ không có FAC có nghĩa là không có không yểm. Hậu quã Ðại tá Thọ bị quân BV bắt cầm tù đúng vào lúc 16giờ 15 ngày 25/February/1971, Tôi đang se thắc vì đoán mò rằng, tiếng đại liên M-60 trên trực thăng là nguyên do chính khiến 2 đoàn viên H-34 dưới đó quyết đóng trụ tại đây để chờ chúng tôi sẽ xuống cứu bạn như tôi đã liên lạc trước với PHÐ. Có một đại đội TÐ-3 Dù đang toan thoát vòng vây chạy về Ðồi-30, trong đó có Không-quân Ðại úy Nghĩa, Sĩ quan Ðiều không Tiền tuyến đang chạy thoát cùng với quân Dù? Ngày mai tôi sẽ liên lạc tìm cách đón họ, may ra có đoàn viên H-34? [Sau vài ngày tôi biết được 2 chết, 4 bị bắt đem ra Bắc trong sự đau xót có lẽ vì tiếng M-60 trên C&C?]
Dù rằng tiếng trực thăng nóng lòng cứu bạn từ đôi mắt và khối óc thần sầu quỷ khóc của người Phi-đội-trưởng Queenbee đầu tiên do Lực-lượng Seal-Delta-Force dày công trắc-nghiệm để tuyển chọn, vẩn còn đang háo-hức nóng lòng, vần-vủ trên nền trời chờ đợi cơ may nào đến; nhìn xuống Ðồi-31 đang chìm dưới lớp khói chồng chất muốn che lấp ngọn đồi, bên cạnh cùng phụ họa tiếng động cơ H-34 đang sốt ruột chờ đợi một cơ may thấy được Ðồi-31 hiện ra, nhưng chĩ dưới lấp loáng bỡi các cột khói đào xới bung lên trên ngọn đồi màu máu như vết thương bị bầm dập. … trong tuyệt vọng vì làm sao có thể chui vào lưới đạn cầu vòng chụp xuống rãi thãm như không bao giờ ngừng nghỉ … trong nửa khối cây số không gian bao chụp trên căn cứ Ðồi-31 như đang chìm đấm trong bảo lửa, dù có một vật nhỏ tý hon nào chui vào được bên trong, nhưng khi vật ấy hạ thấp còn chục thước thì làm sao thoát khỏi hàng trăm ngàn mảnh sắt vung-vải xoáy cuồn như trận bảo cát trong sa-mạc…và dĩ nhiên vật nhỏ nầy sẽ bị gục ngả không lay động ngay trên mảnh đất nầy…thôi đành ngậm-ngùi nhỏ lệ bỏ lại vỉnh-viển nơi ngọn đồi vô danh nầy, 2 chiến hửu PÐ-219 [Giang cùng Em] và các thiên thần Tiểu đoàn/3 Dù đang chờ tãn thương cùng 4 nhân viên phi hành khác [Bửu, Khánh, Sơn, On] đang bị bọn CSBV cột chung với nhau bắng giây điện thoại bôn tẩu về Bắc qua con lộ 92B vì sợ B-52 sẽ bay đến cường tập liền sau đó.
Vừa đổ xăng và tái trang bị hoả lực, Top gun Thục lại phải bao vùng thêm phi vụ yễm trô tải thương cho Phi-đội 233 vì tôi đang yễm trợ hoả lực cho đại đội Trinh sát Dù
Ðang bao vùng cho TĐ/6 Dù, bổng dưng tôi có lệnh phải yểm trợ cho BÐQ vì Không lực Mỹ đang dồn hết phi xuất để lo cấp cứu đoàn viên phi hành của họ bị nạn. Liền sau đo tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…? Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vi phi công Hoa Ky từ chối dành tất cả phi vụ chỉ có cấp cứu cho phi hành đoàn Mỹ mà thôi. Tôi tự nhủ lòng là phải dành tất cả hỏa lực để yểm trợ cho Phi đội mới thành lập nầy; Sự thật, tôi chỉ cắt cử cho Phi đội tân lập nầy chuyên trách bay yểm trợ cho Sư-đoàn-1 mà thôi, vì thế đất ở phía Nam đường 9 tương đối ít núi cao, khắp nơi toàn là đồi trọc, cao hơn mặt biển chưa đầy 700 thước.
Nghe tiếng gọi run-run yếu đuối… như trông cậy vào…Tôi bùi ngùi trong giây lát…chiến tranh đã nuốt chửng biết bao thế hệ trẻ…Những cánh Chim non đang ngỡ ngàng lặn hụp trong khung trời mới lạ, phải gồng mình bay qua biển lửa với đủ loại phòng không dầy-đặt. Tôi dõng dạc trả lời như đem lại một sự bảo đảm nào đó cho họ “niềm tin vào cấp lãnh đạo” Nhưng làm sao đây TĐ/6 và 2 đại đội trinh sát Dù đang đụng rất nặng với Trung đoàn 27 biệt lập BV, tôi không bỏ đi được, chỉ có Top gun Thục là luôn luôn hy sinh cho đồng đội nên tôi đặt hết niềm tin nơi Thục yểm trợ các cánh chim non nầy tôi mới yên tâm.
“Kingstar 5…cho biết vị trí ở đâu”
“Song-Chùy-1…Kingstar 5 đang ở chỗ hẹn như ấn định”
“Làm vòng chờ…4 phút nữa Song-Chùy11 (Topgun Thục) sẽ hướng dẫn vào tọa độ tản thương”
2 chiếc Trực-thăng Võ trang của Thục, cất cánh sau khi đầy đủ hoả lực bay thẳng đến Lao Bảo , bay sà thấp trên ngọn cây, về hướng Đông Nam để đón Kingstar 5 đang bay vòng tròn trên vòm trời Nhà-tù Lao-bảo (tên hồi còn thực dân Pháp cai trị). Topgun Thục lead Thiếu úy Lưu vừa được tôi xác-định hành quân trong tuần qua, một sĩ quan BÐQ đã tình nguyện qua Không Quân, ngoài tay-lái gan-lì, với chiêu-thức phong cách bay rất khôn ngoan và rất liều mạng. Cả tuần nay, tôi đã bay vị thế wingman để Lưu làm lead. Tuy là TPC Gun mới ra nghề nhưng đường bay lã lướt của Lưu không khác gì những top gun như Thục, Tiến, Châu, Niên … người chỉ huy giỏi có nghĩa là do sự may mắn có được nhiều phi hành đoàn giỏi, gan dạ và dũng cảm. Tôi được có may mắn là con chim đầu đàn của một Phi đoàn đã được thượng cấp tín nhiệm biệt phái tham gia không những trong nước mà còn đãm nhiệm các trọng trách như bay yễm trợ cho Dù từ Ðồn điền Chup Cambodia đến nam Lào. Vùng hỏa-tuyến là vùng chịu trách nhiệm nặng nhứt về chiến đấu cũng như thời tiết khắc-nghiệt, núi non hiểm trở, gió lọng từng cơn, điều khiển con tàu không dể dàng khi phải đáp trên các cao điểm đầy gió chướng.
Nghe nói bay tản thương và tiếp-tế đạn nhỏ cho BÐQ, Lưu có vẻ kích động hăng-say nhớ về màu cờ sắc áo hào-hùng của đơn vị củ. Anh đang hăng-tiết bay xạc lướt trên ngọn cây về hướng nam Lao Bảo
Vì bay cao nên Kingstar 5 không thấy chúng tôi bay xà ở dưới thấp
“Song Chùy 11 đã thấy Kingstar…hãy giảm cao độ bay xuống thẳng đến hướng 2 giờ của Kingstar 5 sẽ gặp chúng tôi đến đón”
Hai chiếc Võ trang của Thục bay đội hình sẳn sàng tấn kích, còn chiếc Kingstar 5 bay cách đằng sau 2 phút. Lúc nầy hơn bao giờ hết, tôi phải làm lead để vào một vùng vô cùng nguy hiểm; Nơi này đã có một rừng phòng không mà sự thiệt hại của Mỹ trong mấy ngày qua không thể tưởng tượng nổi, quá nhiều trực thăng bị bắn hạ như lá vàng rơi tại LZ North và South Ranger. Tiểu đoàn 39 bi tràn-ngập bởi Trung đoàn 102nd BV, được trang bị vũ khí tối tân nhứt vùng thuộc Quân đoàn 70B, Duy có 1 đại đội của TÐ-39 bị thất lạc và đang chạy về hướng Ðồi-30. Họ phải mở đường máu xuyên qua tuyến lửa của Trung đoàn/88 bằng những phát đạn AK-47 và B-40 chiếm được của địch để ngụy-âm cũng như chống trả tự-vệ khi cần phải nổ súng. Tôi có thể đoán được vị trí của đại đội nầy: từ noi bị tràn ngập tọa độ: XD 575 503 đến Ðồi-30, bây giờ họ chỉ cách Ðồi-30 vào khoảng 4 cây số. Tại sao họ phải theo đường thông thủy, để phải lên cao dần? Cần nước! Nhưng mà là trục đường tiến-sát gần nhứt, và chỉ có phương hướng ngắn nhanh về hướng nầy mà thôi, Họ đang lấy Phương hướng 165 và thế đất cao dần nhưng đã thoát qua khỏi vòng vây của địch từ đây cho đến Ðồi-30.
Ðộii hình phải thay đổi, trãi rộng tầm quan sát khi cần yễm trợ xạ kích bao che lẩn nhau. Thục ra lệnh Lưu đi trail, cách nhau 15 giây, và Kingstar-5 cách 45 giây theo sau. Tăng thêm sức máy vượt qua chiếc lead, Thục bay sát ngọn cây ở cách sườn đồi trọc hơn 800 thước để tránh xa tầm đạn hửu hiệu của AK-47 từ trên đồi bắn xuống. Bất ngờ, chúng tôi khám phá được các tụ-điểm Pháo tầm xa của Lính BV qua những hầm miệng ếch, đất vùng nầy có khác màu vàng xậm như nghệ, còn tươi rói vì mới đào!? Các xạ thủ của mình thật vô cùng kinh nghiệm trong chiến đấu, họ không phung phí đạn dược vô lối, âm thanh chi còn là tiếng máy phản lực qua cánh quạt đều đều chém gió, tuyệt đối không một viên đạn nào bay ra khỏi nòng; Sự thật chúng tôi đang bay trên vùng rừng già nguyên thủy, dầy-đặc cây cao trên 40 thước, không có dấu vết sanh hoạt gì của loái người nơi đây, Thình lình, đồng loạt Thục nghe tiếng bò-rống của 4 cây minigun đồng loạt nổ dòn tan. Quả thật khi Thục nhin ngang trên tầm cánh quạt, nhận ra vô-số hầm miệng ếch, có cả súng đại pháo lồ lộ không ngụy trang. Tất cả minigun đều tưới xuống dàn pháo, có lẻ pháo 130, hay 152ly. Nơi đây đứng về mặt địa hình, các khẩu nầy có thể bao vùng đến tận Ðồi 31, 30, Phú Lộc, LZ North, South luôn cả A-Luối và Hồng Hà-2 nữa.
“Khi sắp đến bải đáp…Song-Chùy sẽ cho biết trước vài phút để lên cao độ, nhìn bao quanh bải đáp…Song Chùy sẽ Prep trước mặt, dọc theo hướng đáp cận tiến của Kingstar 5…O.Kay?”
Trên cao, cách đây khoảng 3 cây số, OV-10 đang hướng dẫn F.4 Phantom oanh tạc các ổ trọng pháo của CSBV đang bắn rền vào 2 Căn-cứ Hỏa-lực 30, 31. Thục thừa hiểu các khẩu pháo đã được kéo vào sâu trong hầm núi dấu kín, có thể OV-10 chỉ oanh kích được những khẩu pháo giả (Phony Gun) CSBV cố ý phơi bày ở những nơi dễ nhận dạng. Sáng hôm nay lợi dụng sương mù, Không-quân Chiến-thuật không thể can thiệp, nên chúng tha hồ bắt nạt anh em Dù và BĐQ; Vào khoảng 11 giờ sáng nay, khi sương mù đang tan, đoàn viên đã bay ngang qua chúng, mà chả có anh Vẹm nào chịu nhìn lên, nên phi hành đoàn mới phát hiện ra được các hầm dấu Pháo. Chúng đã đào sâu vào nghách núi, ngoài ra vị trí đặt Súng rất an-toàn, không sợ 16 khẩu Pháo 175 ly (Long-Tom) 18 khẩu 155 ly và 8 khẩu, 8 inch Howizers của Mỹ đang giàn ra nơi biên giới Lào-Việt. Nói cách khác là chúng rất ranh mảnh, đặt Súng ở phía Tây-Bắc của các sườn núi dựng đứng, như bức tường lá chắn nên tạc đạn không bao giờ tới được, mà sườn núi ở hướng Đông bao lãnh hứng hết, mỗi khi Mỹ pháo kích vào. Người viết đưa ra một hoạt cảnh dễ hiểu: Vào một buổi sáng đẹp trời, lúc khoảng 9 hoặc 10 giờ sáng, ánh sáng mặt trời rực-rở đang chói chan ánh vàng toã xuống những dãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam. Nếu chúng ta ở trên cao nhìn xuống, tất cả sườn Ðông của dãy núi đều nhuộm vàng ánh nắng, đó là vùng mà 42 khẩu pháo của Mỹ chỉ có thể chạm nổ, còn phía Tây của dãy núi đều nằm êm ái trong bóng mát, có nghĩa là nơi an toàn cho các lực lượng CSBV ẩn náo. Coi như Pháo-binh của Mỹ bị chúng hóa giải! Là nhờ Trung-úy phản chiến John F Kerry cho “Tam-trùng Ẩn” để biết phiên dịch bằng tiếng Việt, khi 42 khẩu của Hoa-kỳ từ bên biên giới bắn sang. Ẩn được không biết bao nhiêu huy chương về các dịch vụ điệp viên trong lòng địch, Tướng Giáp và Mai Chí Thọ rất hài lòng tin-tức khá chính xác từ Ẩn cho, mà tôi có cảm tưởng như Tướng Giáp đang ngồi chần-dần nơi phòng hành quân của Tướng Alexander.Haig, tại Pentagon.
“Kingstar 5 hãy lên cao độ một tí để thấy bải đáp…bải đáp ở hướng 12 giờ của Kingstar…Song-Chùy-11 chuẩn bị vào trục Prep ở phía dưới, trước mặt đường cận tiến của Kingstar 5…an-toàn lắm…làm cận tiến đáp đi!”
Thục nói thế để yên lòng Kingstar 5, nhưng linh-tính nơi đây rất ‘hot’ vừa nghĩ đến đây thì Xạ Thủ Đức đã chơi 4,000 viên một phút “Chúng nó ở trên sườn núi đồi trọc đang bắn xuống…đông lắm…!” Trung-sỉ Ðức vừa hét to vừa bóp cò súng.
Lead ra lệnh “Song-Chùy 2 bắn Hỏa tiển chống biển người vào sườn núi…trên cao hơn mình một chút…O.K, Thục tác xạ trước để đánh dấu mục tiêu”
Hai cụm khói màu đỏ cam vừa phụt ra trước mũi Phi cơ, liền sau đó Lead quẹo gắt qua phải lấy cao độ, trong khi Xạ-thủ Đức đứng sỏng lưng ghì chặt khẩu Mini-Gun quạt qua trái, qua phải, lên, xuống cốt ý rải cho đều để không bỏ sót chỗ nào bằng một vận tốc 2,000 viên phút.
Vì 1 Ðại-đội TÐ/39 BÐQ thất lạc đang di chuyển suốt cả đêm về Ðồi-30, vừa đụng trận, vừa phải khiêng thương binh, nên bải đáp rất khó, cũng như địch luôn bám sát. Những khi cần phải gây ra tiếng động như chặt cây dọn bải đáp thì không còn cách nào khác, phải chịu lộ vị trí; Để phải lãnh đủ hàng trăm trái đạn; vì nên nhớ rằng, nơi đây là kho chứa đạn lớn nhất, nhì ở vùng nầy; CSBV có lệnh phun phí đạn hơn là để đối phương vào phá hủy.
Có lẽ Kingstar 5 đã thấy tấm vải màu đỏ cam đang hiện ra trên đám rừng Chồi vừa mới chặt; Quả thật bải đáp quá nhỏ, mà lại ở trên một sườn đồi thoi-thỏi nghiêng về một bên, như giam mình giữa lùm cây cao vút. Thục bay sạt trên đầu Kingstar 5, nhìn rõ bải đáp như bàn chông khổng lồ mà lại quá hẹp nơi chồ đáp. Lead bắt đầu lo…lẩm bẩm trong miệng, mong đừng có việc gì xãy ra! Dưới đây có lẻ là đại-đội-1/TÐ/39 vừa đụng độ ác liệt với Trung đoàn 102nd ngày hôm qua, đang thất lạc, nhờ mở đường máu xuyên qua trung đoàn 88 một cách êm ái. Nơi đây chúng tôi bay vào từ Ðồi-30, nên không gây ra tiếng động ồn ào, nhờ núp sau ngọn đồi và gió từ ngoài biển thổi vào che đuổi khuất âm vang của động cơ. Nhưng trái lại, phi cơ Hoa Kỳ trước khi đến đây thì ôi thôi không biết bao nhiêu hỏa lực dập xuống, nhưng quân BV không dại gì mà không chạy sâu vào trong đường hầm trú ẩn. Ðoàn trực thăng đi đến đâu, thì phi-cơ chiến thuật, rồi 42 khẩu pháo điên cuồn dập xuống yểm trợ, dỉ nhiên Linh BV đã chui vào hầm ngồi nghĩ mệt đợi trực thăng bay đến là nhào ra tấn công tới tấp ngay. Lúc nầy Gunship-Cobra yễm trợ thì quá chậm chạp vì phải làm vòng phi đạo để lấy trục nhào xuống xạ kích; ở dưới hầm 60 độ quân CSBV có đủ thì giờ để chống đở và yểm trợ hoả lực liên hoàn cho nhau
“Quang Trung…! Quang Trung…! Đã chuẩn bị con cái sẳn-sàng chưa? Càng nhanh càng tốt…để còn, có thì giờ bay tác xạ yểm trợ tiếp cận cho Quang-Trung mau đến bến 30”
Thục đang hồi hộp, không biết Phi công mới ra trường chưa được kinh nghiệm nhiều, ứng xử ra sao đây…nếu bị trường hợp khẩn cấp; Nhưng dầu sao các Phi công trẻ-trung nầy cũng đã được huấn luyện phối hợp hành quân với Đại-đội Không-kỵ Black-Cat của Mỹ ở Phi-trường Non-Nước, Đà-Nẳng, và hiện đang bay “team” với nhau.
Lead nhìn xuống không an tâm, một buổi sáng dài thê-thảm dầy-đặc sương mù, bây giờ thì gió rừng núi khuấy động từng cơn bốc lên và đè xuống theo những luồng gió cuồn-cuộn của núi đồi, làm sao Kingstar 5 ‘Hover’ được thăng bằng đây? Kingstar 5, đứng ‘hover’ quá lâu sao không chịu đáp? Có trở ngại gì chăng! Nhưng Thục tuyệt đối giữ yên lặng để Phi công được bình tỉnh tự định liệu.
À…Tôi hiểu! Kingstar 5 không muốn chạm đất, vì cây cối còn lổm chổm quá nhiều, bải đáp trong điều kiện hoàn thành quá vội vã, Thục bay vòng trở lại, và phát hiện các anh em đại-đội-1 BÐQ đang cố đẩy thương binh lên trực-thăng và dường như có vài Poncho mang xác chết được đem lên sàn tàu. Bất chợt, mấy anh Vẹm vừa chết hụt hồi nảy ở trên đồi trọc, đã chạy xuống tới chân đồi và đang hiên ngang đứng thẳng lưng bắn nã tới bải đáp; Cũng may nhờ tiết kiệm hỏa lực, nên chúng tôi quay lại quần thảo chúng một trận. Lúc nầy Lead mới cảm nhận Song-Chùy-12 bắn tuyệt đẹp, sau 4 quả rockets màu đỏ hồng thoát ra từ sau đuôi gun-2 làm câm ngay tiếng A.K của chúng; Thôi như vậy đủ rồi, mỗi chiếc còn lại 10 hoả tiển chống Tăng và gần 10.000 viên 7,ly62. Thục cần giữ lại một tí hỏa-lực để yểm trợ cho đến khi Kingstar 5 về tới điểm hẹn Lao-Bảo.
Bỗng dưng Thục sợ tái mặt đến bấn cả người, vì Kingstar 5 đang chém vào ngọn cây bên trái, làm lá tung-bay tua-tủa trên trần cánh quạt. Trong không khí yên lặng nầy, Lead chỉ đợi Kingstar 5 báo cáo tình trạng ra sao…! Không dám gây ra tiếng động ảnh hưởng đến sự bình tỉnh của phi công, khoảng thời gian dài nặng nề trôi qua … bổng:
“Song-Chùy-11…Kingstar 5 đã chém cây…tàu rung giựt rất mạnh…nhưng tôi rán cất cánh…Song-Chùy-11…rán theo dỏi tôi…..!”rồi tiếng hú rít lên trong nón bay tựa hồ như phi công đang nghiến răng cạp mạnh vào micro
Khi nghe báo cáo của Kingstar 5, thì Lead đã lở Salvo tất cả Rockets vào sườn đồi đã có sự hiện diện của địch, làm như vậy để con tàu nhẹ bớt, khi phải xuống để cứu tất cả đoàn-viên. Thục phản ứng nhanh như vậy có trật nguyên tắc tác chiến hay không!? Nhưng dù sao mạng sống của Phi hành đoàn vẫn là ưu tiên một; Hai chiếc Võ trang kè sát nách hai bên để trấn an, cầu mong sự bình tỉnh của Kinngstar 5 cố đem con tàu về nơi nào an toàn và gần nhất, dù có phải bị đáp ép buộc như Song Chùy-1 đã làm hôm trước cũng không sao. Thục giải tỏa hỏa-lực để nhẹ bớt trọng lượng, cũng vì lý do hắn muốn cứu mạng sống của Phi hành đoàn cấp bách không thể chần chờ được. “Đây có phải là một phản ứng thiếu khôn ngoan” Hắn cố nén lại, tự kiểm điểm, để tìm sự bình tỉnh nói qua vô tuyến bằng một giọng đều-đều nhẹ-nhàng:
“Kingstar…5, Chúng tôi bay ở đằng sau anh…cho đến khi nào anh đáp xuống…bình tỉnh rán giữ tốc lực không quá 70 knots, dĩ nhiên con tàu đang rung theo điệu Ngựa nhảy nhỗm nhưng chu kỳ độ rung rất đều nhịp…! tuy high-frequency nhưng không sao…đừng vượt quá 70 knots…O.Kay!”
Giờ nầy, Thục để Kingstar 5 muốn bay như thế nào cũng được miễn sao an-toàn về đến Khe-Sanh là xong. Nhưng cũng may, anh không bay cao lắm để làm mồi cho các loại phòng không, nhất là phòng không di động trên Thiết vận xa PT.76, khi phải bay ngang qua thung-lủng về hướng Đông của sườn núi, tuy rằng sườn núi bị lổm chổm những đám cháy do 42 khẩu Đại Pháo của Hoa-Kỳ bên biên-giới Lào-Việt bắn sang, nhưng chắc chắn quân BV rất tinh ranh nên không bao giờ di chuyển hay đóng quân phía sườn Đông. Còn như phía sườn Tây, thì quân BV đông nhiều như Đỉa; Chứng cớ nơi bải đáp hồi nãy thì rõ: Những sườn đồi trọc bên phía Tây của thung-lũng thường có dấu song-song của những dây xích Thiết vận xa PT.76. Chúng leo lên chiếm lĩnh ưu thế ở điểm cao ngoài sự việc yểm trợ cho các cứ điểm Pháo-đội mà còn là ổ phòng không di động rất lợi hại. Chúng đã bắn nổ tan nát 2 chiếc Hueys của LD51TC khi bắt đầu cuộc hành quân và còn bắn hạ Trực-thăng Võ trang của Song Chùy-1 vào ngày hôm kia nữa. Thế nên Thục có liên-lạc với Bộ-chỉ-huy Tiền-phương cứ tiếp tục nhờ Pháo đội của Mỹ ở Biên giới, thỉnh-thoảng bắn khuấy rối vào những tọa độ trước mặt mà phđ sẽ bay qua. Theo sự đề nghị của Lead, những cột khói lớn dựng đứng, thỉnh-thoảng vẫn rót vào phía trước mặt; phđ an-tâm vì biết Pháo đội Mỹ đang bắn yểm trợ các tạc đạn Long-tom 175 ly và 8 inch Howitzers. Ba chiếc Trực-thăng dìu nhau bay thấp trên sườn Đông xuôi về Quốc lộ 9, xa xa hiện lên những loan-lổ lổm chổm với nhiều đám khói an-toàn. Tự nhiên trong tâm chúng hắn, mọi người đều cùng có một cảm giác thích-thú dễ chịu với mùi khét cháy rừng trước mặt, nhưng lại an-toàn bảo vệ cho phđ.
Cuối cùng, Ba chiếc đã về đến Khe-Sanh vào một buổi chiều oi-ả, bao trùm bởi Cát bụi đỏ ngầu, giữa tiếng ầm-vang của các Pháo đội Hoa-kỳ chuyên yểm trợ cho quân bạn. Nhưng phđ được lệnh phải load rockets và đạn dược gấp để tiếp nối công tác hành quân tấn kích còn đang dở-dang mà Tiểu-đoàn-6/Lữ đoàn3/Dù đang tiến về hướng Ðông Nam Ðồi-31 và đụng độ rất nặng, với hy vọng bắt tay được với anh em Tiểu đoàn3/Dù đang trấn giữ hậu cứ Ðồi-31, vì áp lực của nhiều Trung-đoàn BV, tách từ các Sư-đoàn 308, 320 đang giã trận địa Pháo vùi dập cuồng sát như không bao giờ ngưng nghỉ.
Ðúng vào lúc, một toán trực thăng từ Khe Sanh bay đến để tiếp tế khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ bằng mọi giá, các trực thăng võ trang Cobra hộ tống thay phiên nhau nã hỏa tiễn và đại liên như mưa lên đầu địch cho tới khi hết đạn, trong khi các trực thăng tiếp tế lượn vòng trên cao để chờ cơ hội, nhưng vẫn không thể nào đáp xuống được. Dưới đất, ngọn đồi nhỏ đôi bên giành giựt đã mấy ngày đêm hầu như trơ trụi, tan nát vì bom đạn. Mặc dù trực thăng võ trang oanh kích dữ dội, Cộng quân chấp nhận thiệt hại, tràn tới gần vị trí phòng thủ cuối cùng là hầm chỉ huy của Thiếu tá TÐT Khang; Chung quanh đó, các chiến sĩ BÐQ cận chiến với địch quân, giành nhau từng khúc giao thông hào hay hố cá nhân giữa hàng trăm xác chết; Thiếu tá Khang nhận thấy tình thế đã không còn cách cứu vãn và vị trí sắp bị địch tràn ngập nhưng ông vẫn muốn ở lại chiến đấu vì không đành lòng bỏ lại các chiến hữu bị thương. Có ai đi chiến đấu tại hạ Lào mới chứng kiến được lương tâm và sự thương yêu đồng đội của cấp chỉ huy; Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, trước số lượng địch quân quá đông và các chiến sĩ BÐQ đã bắn hết đạn, Thiếu tá Khang rất đau lòng nhưng đành phải cho lệnh rời bỏ căn cứ; làm sao ai hiểu được lòng dạ của cấp chỉ huy đau đớn như xé nát tim cang. Trong lúc anh Fujii chuyển lời của Thiếu tá Khang thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ BÐQ Bắc không còn cố thủ được nữa, các chiến sĩ BÐQ lại đi thu lượm vũ khí và đạn dược của mình cũng như địch để tổ chức một cuộc rút lui có trật tự dưới sự chỉ huy của vị TÐT can trường. Vào giây phút nguy kịch đó, một trực thăng Huey lao-xuống bãi đáp, xô vội ra mấy thùng đạn; Anh y tá Fujii cố chạy ra trực thăng dù đạn AK của Công quân bắn theo dữ dội khiến bụi đất tung tóe khắp nơi; Anh y tá không may mắn nầy phóng được lên trực thăng, nhưng khi vừa bay lên, trực thăng bị bốc cháy vì trúng đạn phòng không. May mắn, hai phi công Lloyd và Nelson đáp khẩn cấp được xuống căn cứ Ranger South cách đây chừng 4 cây số, sau lưng đại-đội-1 vào khoảng 3 cây số và cũng gần đến Ðồi-30.
QUEENBEE-ONE
Anh Thục và anh em Nha Kỹ Thuật
(Nhân ngày giỗ trận, xin thắp một nén nhang lòng cúi đầu tưởng-niệm cố Trung Tá Phạm-Văn-Thặng. Người phi-công Khu-trục đã tuẫn-quốc bên bờ sông Dakbla, thuộc tỉnh Kontum vào mùa Hè năm 1972.)
Trần Ngọc Nguyên Vũ
Tháng Năm 1972! Tây-Nguyên vẫn còn ngút ngàn khói lưả. Sau lần thất-bại tại Charlie, Cộng quân điên cuồng đổ dồn lực-lượng còn lại vào Kontum. Hàng ngày những công-điện tối khẩn tới-tấp từ biên-thùy gởi về phòng truyền-tin điện-tử của Quân-Đoàn 2. Trung-tâm hành-quân không-trợ 2 làm việc ngày đêm, phối-hợp các đơn-vị tác-chiến của Sư-đoàn 2 KQ để yểm-trợ các đơn-vị dưới đất. Những chiếc GMC chạy sầm-sập trên quốc-lộ 14, cuốn theo những đám bụi đỏ bốc lên cùng với cơn gió lốc phủ mờ cả một bầu trời. Phi-Trường Cù-Hanh nhộn-nhịp suốt ngày đêm với những chiếc vận tải cơ đủ loại. Từ C47, C119, C123 đến C130, cùng Khu-Truc A1, A37, Trực-Thăng, Quan-Sát lên xuống liên-tục, cộng thêm với đoàn người từ các nơi đổ vào căn-cứ Không-Quân Pleiku chờ được di-tản về Nha-Trang, Quy-Nhơn tạo thành một khung-cảnh bi-hùng của một thời chinh-chiến. Các quân-nhân thuộc Liên-đoàn phòng-thủ của Không-đoàn Yểm-Cứ Pleiku, và đoàn Quân-Cảnh của quân-trấn phải làm việc hầu như 24 trên 24 mới giữ-gìn được an-ninh trật-tự…
Không-đoàn 72 chiến-thuật dốc toàn lực vào cuộc chiến. Các phi-công đã phải bay một ngày hai, ba phi-xuất mà vẫn không đủ cung-cấp cho nhu-cầu đòi hỏi của chiến-trường. Trên gương mặt phong-trần của những người lính chiến Không-Quân, đã thấy hằn lên những nét mệt mỏi. Nhưng trong câu chuyện trao đổi với nhau, họ vẫn không để mất đi những nét cương-nghị có pha trộn chút dí-dỏm và khinh-bạc vào cuộc đời. Bây giờ là 4 giờ chiều. Tại phòng hành-quân của phi-đoàn Thái-Dương 530, Thiếu Tá Vũ Công-Hiệp vừa nhận điện-thoại từ phòng hành-quân-chiến-cuộc của Không đoàn yêu cầu cất cánh khẩn-cấp. Đây là phi-vụ thứ hai trong ngày của anh. Anh quay qua nói với Thặng, người bay số hai của phi-tuần:
- Mình lên gấp, làm việc với thằng Bắc-Đẩu trên tần-số FM. Vùng làm việc ở phía Tây Nam Dakto 3 dậm.
Thặng vừa chấm toạ-độ trên bản-đồ hành-quân vừa nói:
- Mẹ kiếp. lần này tao sẽ xin biệt phái làm Thần Dakbla coi tụi nó có vào nổi Kontum không.
Hai ông Thiếu-Tá phi-tuần trưởng khu-trục có dáng người qúa khổ so với các đồng bạn khác. Một người cao nhòng, có nước da xạm nắng, với hai bàn tay sần sùi to như hai nải chuối già, được anh em ưu-ái tặng một hỗn danh là “Thặng Fulro”. Còn một ông lêu-nghêu như cây cà-kheo và gầy như một que củi, có nước da xanh lét như người vừa ốm dậy, nhận một mỹ danh khác là “Hiệp Cò”. Một điểm đặc-biệt nữa là cả hai đều là những cao-thủ thượng-thặng trong giới võ-lâm. Vừa sách nón bay ra bãi đậu, hai người vừa vung tay vẽ một cú “dive bom Napalm” thật thấp trong không khí. Hiệp nói:
- Lần đầu mình sẽ đánh cùng một lúc với hai hướng ngược chiều. Lần thứ nhì đổi hướng 90 độ. Chỉ có thế mới khóa mõm được bọn nó, để tụi nó không kịp sủa phòng-không.
Thặng cười vỗ vai người bạn đồng-hành rồi chia tay leo lên phi-cơ. Hai người cơ-trưởng trong tư-thế sẵn sàng, phụ các anh cột dây dù rồi tuột xuống để quay máy. Tiếng động-cơ nổ ròn. Hai chiếc khu-trục gầm gừ như hai con tê-giác khổng lồ di-chuyển ra đầu phi-đạo cất cánh trong tiếng reo hò và cặp mắt ngưỡng phục của những người đang đứng đợi để lên phi-cơ di-tản. Sự hiện-diện của các anh giờ này như một đảm-bảo để nói với người dân rằng :”Đồng bào cứ an-tâm, chúng tôi đang vào trận để giết giặc và bảo vệ đồng-bào đây.” Hai chiếc phi-cơ trang bị đầy bom đạn, song song lăn mình trên mặt phi-đạo, rồi cùng bốc lên như hai con đại bàng xoải cánh, và mất hút qua làn mây mỏng của buổi trời chiều…
Từ cao-độ 5,000 bộ ở vòng chờ trên vùng, Hiệp lắc cánh ra hiệu cho số hai vào hợp-đoàn chiến đấu, rồi chuyển qua tần-số FM để liên-lạc với FAC. Tiếng rè rè của vô-tuyến cho Thặng biết là FM của Hiệp không được tốt. Anh bấm máy liên-lạc với Hiệp qua tần-số VHF:
- Thái Dương 31 đây 2 gọi
- 31 nghe năm (5/5)
- FM của mày hư rồi. Để tao bay lead.
- 31 hiểu! Mày bay Lead.
Sau khi cùng Hiệp đổi vị-thế, Thặng liên-lạc với phi-cơ quan-sát:
- Bắc-Đẩu, đây Thái-Dương 31 gọi bạn nghe rõ không trả lời
Tiếng người phi-công quan-sát dồn-dập vang lên:
- Bắc-Đẩu nghe Thái-Dương năm trên năm. Bạn cho biết trang bị.
- Thái-Dương trang bị 12 trái Napalm và 1200 viên đại-bác 20ly.
- Bắc-Đẩu nghe rõ. Để tôi bóc cho bạn một trái cam ăn cho mát giọng.
Thặng cười qua tần-số:
- Đ.M. không cần bóc vỏ. Đưa nguyên trái cho tao.
- Ha...ha...ha...phải Đại-Bàng Fulro đó không?
- Đúng năm. Fulro và Hiệp Cò đây.
- Bảo-đảm. Cho Đại-Bàng biết địch quân ở về phía Tây của trái khói 200 thước. Có phòng không 12ly7 và 57ly. Thái-Dương cẩn thận.
Thặng cám ơn người phi-công quan-sát vui tính rồi liên-lạc với Hiệp:
- Số 2 thấy trái khói không. Tao sẽ vào vùng theo hướng Bắc – Nam. Lấy cao-độ về tay trái. Bình-phi ở 4000bộ. Mày vào theo hướng Nam - Bắc. Lấy cao-độ về tay phải. Bình-phi ở 3500 bộ.
- OK! Thái-Dương 32 nghe rõ.
Thặng kiểm-soát thật nhanh các đồng-hồ trên bảng phi-cụ rồi lăn mình 360 độ, lao xuống mục-tiêu. Tiếng người phi-công quan-sát thán-phục vang lên:
- Đẹp lắm Đại-Bàng.
Thặng chưa kịp trả lời. Anh bỗng nghe thấy những tiếng bụp bụp, rồi con tầu rung lên dữ dội. Khói đen bốc mù mịt trong phòng lái. Anh vội-vàng giựt tay dàn bom, kéo phi-cơ lên cao-độ rồi liên-lạc với Hiệp:
- Tao bị rồi. Số hai thả hết bom rồi lấy cao độ về hướng Đông. Đ. M. phòng không tụi nó nặng qúa.
Hiệp đang vào mục-tiêu, nghe Thặng gọi vội vàng giựt hết bom rồi kéo ngược phi-cơ lên để lấy cao-độ. Anh vòng lại tống hết tay ga để vào cận-phi với Thặng. Từ trong phòng lái của mình, Hiệp thấy bên cánh phải của Thặng khói đen phun ra một lằn dài theo thân tầu, rồi phực lửa. Hiệp bấm máy gọi tới-tấp:
- Số một nhẩy dù gấp. Phi-cơ mày đang cháy bên cánh phải
Tiếng Thặng bình-tĩnh trả lời:
- Mình đang ở trên đầu Kontum. Tao không thể nhẩy dù được.
- OK! Mày ráng giữ cao-độ để ra khỏi Kontum. Mày còn trái bom bên cánh trái dó.
- Tao đã giựt tay rồi nhưng nó không rớt. Tao sẽ làm crash bên bờ sông Dakbla.
Bay sát bên Thặng Hiệp gọi:
- Fulro! Không kịp đâu, mình ra khỏi Kontum rồi. Nhẩy dù ngay đi.
Hai chiếc khu-trục cơ lao mình vùn vụt xuống một thửa ruộng trống bên bờ sông Dakbla. Hiệp liếc mắt nhìn cao-độ-kế thấy phi-cơ đang ở cao-độ 800 bộ, anh bấm máy tới tấp gọi:
- Fulro! Nghe tao đi, mày còn đủ cao-độ để nhẩy dù. Nhẩy ngay đi. Phi-cơ mày có thể phát nổ...
Có tiếng tắc nghẹn của Thặng trên tần-số:
- Đ. M. Trễ rồi...
Hiệp thảng-thốt gào lên trên tần-số:
- Fulro, Fulro, mày OK?
Không có tiếng trả lời. Chiếc phi-cơ của Thặng đang lao xuống mặt đất ở tốc độ 130 knots một giờ. Tốc-độ qúa nhanh để làm crash. Hiệp vẫn bám sát bên cánh phải của Thặng một cách vô-vọng. Chiếc khu-truc-cơ bị nạn chạm đất nháng lửa, cầy lên mặt ruộng lởm-chởm, đụng vào một cái mô cao bên bờ ruộng. Đất đá tung lên mù mịt, rồi một khối lửa bùng lên, cuốn theo cột khói đen cuồn cuộn như ngọn hỏa-diệm-sơn trong cơn phẫn-nộ chuyển mình...
Mọi việc xẩy ra qúa nhanh, qúa đột-ngột, làm người phi-công trẻ dạn dầy chiến trận, không kịp chuẩn-bị tinh-thần để đón nhận nó. Mặt anh co rúm lại, ánh mắt lạc thần, bất- lực nhìn chiếc phi-cơ của người bạn đồng-hành chìm trong biển lửa mịt mùng. Hiệp như điên cuồng, bay vòng quanh đống lửa đang ngùn ngụt cháy. Chiếc khu-trục cơ gầm thét ở cao-độ thấp, rồi vụt bốc mình lên. Ngồi trong phòng lái, Hiệp ngoái cổ nhìn xuống. Không còn gì cả ngoài đống lửa bập-bùng. Hiệp lắc cánh, lăn mình làm một vòng “roll” 360 độ để chào vĩnh-biệt người bạn thân lần cuối, rồi lao mình mất hút sau những đám mây tang...
Buổi chiều ngày 26 tháng 5 năm 1972, bầu trời Kontum vần-vũ, nhỏ lệ khóc Anh-Hùng…Dòng Dakbla sủi bọt, nổi sóng gầm lên mộ-khúc bi-ai…Văng vẳng đâu đây như có tiếng chiêng trống từ nơi rừng thiêng núi thẳm vọng về, để đưa người tráng-si qua sông nhận sắc-chỉ phong thần.
Trần Ngọc Nguyên Vũ
Mặt trận Kontum-530 Thái Dương
Phạm Văn Thặng (Fulro)
Cũng tại chiến trường Kontum này, KQVNCH ngày 26-5-1972, đã mất một phi công tài ba:đó là Th/t Pham Văn Thặng. Tác giả Hùng Chùa trong Lý Tưởng bộ mới số 7 -1998 đã ghi lại trường hợp hy sinh của Th/t Thặng như sau
Bắc Đẩu đây Thái Dương gọi.
Thái Dương cho biêt ví trí của bạn hiện nay
Thái Dương vừa cất cánh khỏi Pleiku được 5 phút, hai phi tuần A-1 trang bị bom nổ và crocket, cho biết tình hình quân bạn và trục đánh.
Thái Dương Thặng đó phải không ?
Đúng năm trên năm.Thặng "Fulro " đây.
Hay quá ! Quân bạn nằm nhiều cụm từ Bắc xuống Nam, trục đánh từ Đông sang Tây, địch chỉ cách bạn trên 100 thước, tình nghi địch có tăng yểm trợ, khi nào sẵn sàng tôi bắn khói chỉ điểm.
Trục đánh Đông sang Tây, có nghĩa là khi vào trục, anh sẽ bay trên thành phố Kontum, anh dỏi tìm cụm khói chỉ điểm, ngay từ bắt đầu vào trục, từ lúc khi còn ở trên cao khi vừa chúi xuống, anh nhìn thấy nhiều trái cầu khói đen lúp búp nổ ngay trước mặt, vẫn chúi xuống lao tới, anh nhấn nút release bốn trái ngay khi mục tiêu vào đúng hỏa điểm, rồi kéo stick đưa mũi phi cơ lên thẳng trên trời, đẩy cần ga tới maximum , rồi nhích stick về phía trái, anh kéo phi cơ lại về hướng Đông, hướng thành phố, đúng lúc này con tàu bị trúng đạn rung chuyển dữ dội, lữa phát cháy bên ngoài cockpit và cả trên cánh phi cơ.
Thái Dương đây Bắc Đẩu! Tàu mày bị cháy rồi, nhảy dù ra ngay lập tức !
Mày nghe tao không Thặng ?, nhảy dù ngay lập tức. Tiếng Hiệp "Vixi " hoảng hốt trên tần số.
Tao còn bốn trái bom trên cánh, nhảy dù ra để giết dân vô tội à ?
Th/t Thặng cố gắng đưa phi cơ ra khỏi khu vực Kontum và đáp bằng bụng trên một cánh đồng nhưng phi cơ đã phát nổ.
Kính phục thay lòng thương người và lo cho bá tánh của anh.
Người anh hùng của phi đoàn 530 Thái Dương nói riêng và của KQVNCH nói chung.
Vĩnh biệt anh Thặng (Fulro)
Thần Dakbla
Thơ tiếc thương Cố Trung tá KQVNCH Phạm-Văn-Thặng
đã tuẫn-quốc bên bờ sông Dakbla, thuộc tỉnh Kontum vào mùa Hè năm 1972.
Giữa khuya Vẵng tiếng Thì thầm
Thoáng rơi Trắng tuyết Chập chờn Mộng du
Chìm sâu Bao lớp Mây mù
Dòng Dakbla Cuộn khúc Tiếng ai Gọi hồn
Bắc Đẩu Nghe rõ Trả lời ?
Thiên Thần Thái Dương Đã gãy Cánh rồi Bạn ơi !
Dakto Tân Cảnh Chu Pao Diên Bình
Hàm Rồng Eo Gió Charlie Ngậm ngùi !
Cù Hanh Mây phủ Mưa rơi !
Đồi Kiểm Báo Không Trợ II Nghiêng sầu !
Chiều về Phi đạo Vắng sâu
Bãi đậu Vẫn tiếng Thần cười Chọc quê !
Từ nay Bão rớt Tơi bời !
Gió Cuồng nộ Thổi Phong ba !
Vùng Ba Biên Giới Điêu tàn !
Cao nguyên Vẫn ngập Lửa đạn Ngút trời :
Chiến tranh !
Còn nhớ Gì không Kontum ?
Đường dốc Hoàng Diệu
Mường su To Cừ !
Công viên Lê Lợi
Diệp Kính Pleiku Rũ buồn !
Khu Chợ Mới
Cà Phê Dinh Điền
Những Quán Không Tên !
Mây Cao Nguyên Đứt khúc
Nhạc Trầm luân Rã rời !
Thần Dakbla
Nghiêng cánh Vẫy chào !
Gió thảm Mây sầu
Sầu bao đoạn !
Ngày chờ Đêm đợi !
Đợi
Trông
Chờ !
Tổ Quốc Không Gian
Bảo Quốc Trấn Không
Sư Đoàn VI Không Quân
Không Đoàn 72 Chiến Thuật
Phi Đoàn 530 Thái Dương
Khu Trục Cơ
Biên Trấn
Cù hanh
Pleiku
Thương tiếc
Vẫy tay
Chào !
Vĩnh biệt
Chiến hữu !
Anh em
Bạn bè
Nhỏ lệ
Khóc thương
Anh !
Ngày xưa Da ngựa Bọc thây
Ngày nay Cánh Thép
Phủ thây
Anh Hùng !
Fulro
Phạm văn Thặng :
Thiên Thần
Dakbla
Fulro Phạm Văn Thặng
Người anh hùng Không Quân VNCH
Lễ Phong Thần
Người anh hùng Không Quân VNCH
Lễ Phong Thần
(Nhân ngày giỗ trận, xin thắp một nén nhang lòng cúi đầu tưởng-niệm cố Trung Tá Phạm-Văn-Thặng. Người phi-công Khu-trục đã tuẫn-quốc bên bờ sông Dakbla, thuộc tỉnh Kontum vào mùa Hè năm 1972.)
Trần Ngọc Nguyên Vũ
Tháng Năm 1972! Tây-Nguyên vẫn còn ngút ngàn khói lưả. Sau lần thất-bại tại Charlie, Cộng quân điên cuồng đổ dồn lực-lượng còn lại vào Kontum. Hàng ngày những công-điện tối khẩn tới-tấp từ biên-thùy gởi về phòng truyền-tin điện-tử của Quân-Đoàn 2. Trung-tâm hành-quân không-trợ 2 làm việc ngày đêm, phối-hợp các đơn-vị tác-chiến của Sư-đoàn 2 KQ để yểm-trợ các đơn-vị dưới đất. Những chiếc GMC chạy sầm-sập trên quốc-lộ 14, cuốn theo những đám bụi đỏ bốc lên cùng với cơn gió lốc phủ mờ cả một bầu trời. Phi-Trường Cù-Hanh nhộn-nhịp suốt ngày đêm với những chiếc vận tải cơ đủ loại. Từ C47, C119, C123 đến C130, cùng Khu-Truc A1, A37, Trực-Thăng, Quan-Sát lên xuống liên-tục, cộng thêm với đoàn người từ các nơi đổ vào căn-cứ Không-Quân Pleiku chờ được di-tản về Nha-Trang, Quy-Nhơn tạo thành một khung-cảnh bi-hùng của một thời chinh-chiến. Các quân-nhân thuộc Liên-đoàn phòng-thủ của Không-đoàn Yểm-Cứ Pleiku, và đoàn Quân-Cảnh của quân-trấn phải làm việc hầu như 24 trên 24 mới giữ-gìn được an-ninh trật-tự…
Không-đoàn 72 chiến-thuật dốc toàn lực vào cuộc chiến. Các phi-công đã phải bay một ngày hai, ba phi-xuất mà vẫn không đủ cung-cấp cho nhu-cầu đòi hỏi của chiến-trường. Trên gương mặt phong-trần của những người lính chiến Không-Quân, đã thấy hằn lên những nét mệt mỏi. Nhưng trong câu chuyện trao đổi với nhau, họ vẫn không để mất đi những nét cương-nghị có pha trộn chút dí-dỏm và khinh-bạc vào cuộc đời. Bây giờ là 4 giờ chiều. Tại phòng hành-quân của phi-đoàn Thái-Dương 530, Thiếu Tá Vũ Công-Hiệp vừa nhận điện-thoại từ phòng hành-quân-chiến-cuộc của Không đoàn yêu cầu cất cánh khẩn-cấp. Đây là phi-vụ thứ hai trong ngày của anh. Anh quay qua nói với Thặng, người bay số hai của phi-tuần:
- Mình lên gấp, làm việc với thằng Bắc-Đẩu trên tần-số FM. Vùng làm việc ở phía Tây Nam Dakto 3 dậm.
Thặng vừa chấm toạ-độ trên bản-đồ hành-quân vừa nói:
- Mẹ kiếp. lần này tao sẽ xin biệt phái làm Thần Dakbla coi tụi nó có vào nổi Kontum không.
Hai ông Thiếu-Tá phi-tuần trưởng khu-trục có dáng người qúa khổ so với các đồng bạn khác. Một người cao nhòng, có nước da xạm nắng, với hai bàn tay sần sùi to như hai nải chuối già, được anh em ưu-ái tặng một hỗn danh là “Thặng Fulro”. Còn một ông lêu-nghêu như cây cà-kheo và gầy như một que củi, có nước da xanh lét như người vừa ốm dậy, nhận một mỹ danh khác là “Hiệp Cò”. Một điểm đặc-biệt nữa là cả hai đều là những cao-thủ thượng-thặng trong giới võ-lâm. Vừa sách nón bay ra bãi đậu, hai người vừa vung tay vẽ một cú “dive bom Napalm” thật thấp trong không khí. Hiệp nói:
- Lần đầu mình sẽ đánh cùng một lúc với hai hướng ngược chiều. Lần thứ nhì đổi hướng 90 độ. Chỉ có thế mới khóa mõm được bọn nó, để tụi nó không kịp sủa phòng-không.
Thặng cười vỗ vai người bạn đồng-hành rồi chia tay leo lên phi-cơ. Hai người cơ-trưởng trong tư-thế sẵn sàng, phụ các anh cột dây dù rồi tuột xuống để quay máy. Tiếng động-cơ nổ ròn. Hai chiếc khu-trục gầm gừ như hai con tê-giác khổng lồ di-chuyển ra đầu phi-đạo cất cánh trong tiếng reo hò và cặp mắt ngưỡng phục của những người đang đứng đợi để lên phi-cơ di-tản. Sự hiện-diện của các anh giờ này như một đảm-bảo để nói với người dân rằng :”Đồng bào cứ an-tâm, chúng tôi đang vào trận để giết giặc và bảo vệ đồng-bào đây.” Hai chiếc phi-cơ trang bị đầy bom đạn, song song lăn mình trên mặt phi-đạo, rồi cùng bốc lên như hai con đại bàng xoải cánh, và mất hút qua làn mây mỏng của buổi trời chiều…
Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam-Toàn vân
Đặng Trần Côn
Phong hỏa ảnh chiếu Cam-Toàn vân
Đặng Trần Côn
Từ cao-độ 5,000 bộ ở vòng chờ trên vùng, Hiệp lắc cánh ra hiệu cho số hai vào hợp-đoàn chiến đấu, rồi chuyển qua tần-số FM để liên-lạc với FAC. Tiếng rè rè của vô-tuyến cho Thặng biết là FM của Hiệp không được tốt. Anh bấm máy liên-lạc với Hiệp qua tần-số VHF:
- Thái Dương 31 đây 2 gọi
- 31 nghe năm (5/5)
- FM của mày hư rồi. Để tao bay lead.
- 31 hiểu! Mày bay Lead.
Sau khi cùng Hiệp đổi vị-thế, Thặng liên-lạc với phi-cơ quan-sát:
- Bắc-Đẩu, đây Thái-Dương 31 gọi bạn nghe rõ không trả lời
Tiếng người phi-công quan-sát dồn-dập vang lên:
- Bắc-Đẩu nghe Thái-Dương năm trên năm. Bạn cho biết trang bị.
- Thái-Dương trang bị 12 trái Napalm và 1200 viên đại-bác 20ly.
- Bắc-Đẩu nghe rõ. Để tôi bóc cho bạn một trái cam ăn cho mát giọng.
Thặng cười qua tần-số:
- Đ.M. không cần bóc vỏ. Đưa nguyên trái cho tao.
- Ha...ha...ha...phải Đại-Bàng Fulro đó không?
- Đúng năm. Fulro và Hiệp Cò đây.
- Bảo-đảm. Cho Đại-Bàng biết địch quân ở về phía Tây của trái khói 200 thước. Có phòng không 12ly7 và 57ly. Thái-Dương cẩn thận.
Thặng cám ơn người phi-công quan-sát vui tính rồi liên-lạc với Hiệp:
- Số 2 thấy trái khói không. Tao sẽ vào vùng theo hướng Bắc – Nam. Lấy cao-độ về tay trái. Bình-phi ở 4000bộ. Mày vào theo hướng Nam - Bắc. Lấy cao-độ về tay phải. Bình-phi ở 3500 bộ.
- OK! Thái-Dương 32 nghe rõ.
Thặng kiểm-soát thật nhanh các đồng-hồ trên bảng phi-cụ rồi lăn mình 360 độ, lao xuống mục-tiêu. Tiếng người phi-công quan-sát thán-phục vang lên:
- Đẹp lắm Đại-Bàng.
Thặng chưa kịp trả lời. Anh bỗng nghe thấy những tiếng bụp bụp, rồi con tầu rung lên dữ dội. Khói đen bốc mù mịt trong phòng lái. Anh vội-vàng giựt tay dàn bom, kéo phi-cơ lên cao-độ rồi liên-lạc với Hiệp:
- Tao bị rồi. Số hai thả hết bom rồi lấy cao độ về hướng Đông. Đ. M. phòng không tụi nó nặng qúa.
Hiệp đang vào mục-tiêu, nghe Thặng gọi vội vàng giựt hết bom rồi kéo ngược phi-cơ lên để lấy cao-độ. Anh vòng lại tống hết tay ga để vào cận-phi với Thặng. Từ trong phòng lái của mình, Hiệp thấy bên cánh phải của Thặng khói đen phun ra một lằn dài theo thân tầu, rồi phực lửa. Hiệp bấm máy gọi tới-tấp:
- Số một nhẩy dù gấp. Phi-cơ mày đang cháy bên cánh phải
Tiếng Thặng bình-tĩnh trả lời:
- Mình đang ở trên đầu Kontum. Tao không thể nhẩy dù được.
- OK! Mày ráng giữ cao-độ để ra khỏi Kontum. Mày còn trái bom bên cánh trái dó.
- Tao đã giựt tay rồi nhưng nó không rớt. Tao sẽ làm crash bên bờ sông Dakbla.
Bay sát bên Thặng Hiệp gọi:
- Fulro! Không kịp đâu, mình ra khỏi Kontum rồi. Nhẩy dù ngay đi.
Hai chiếc khu-trục cơ lao mình vùn vụt xuống một thửa ruộng trống bên bờ sông Dakbla. Hiệp liếc mắt nhìn cao-độ-kế thấy phi-cơ đang ở cao-độ 800 bộ, anh bấm máy tới tấp gọi:
- Fulro! Nghe tao đi, mày còn đủ cao-độ để nhẩy dù. Nhẩy ngay đi. Phi-cơ mày có thể phát nổ...
Có tiếng tắc nghẹn của Thặng trên tần-số:
- Đ. M. Trễ rồi...
Hiệp thảng-thốt gào lên trên tần-số:
- Fulro, Fulro, mày OK?
Không có tiếng trả lời. Chiếc phi-cơ của Thặng đang lao xuống mặt đất ở tốc độ 130 knots một giờ. Tốc-độ qúa nhanh để làm crash. Hiệp vẫn bám sát bên cánh phải của Thặng một cách vô-vọng. Chiếc khu-truc-cơ bị nạn chạm đất nháng lửa, cầy lên mặt ruộng lởm-chởm, đụng vào một cái mô cao bên bờ ruộng. Đất đá tung lên mù mịt, rồi một khối lửa bùng lên, cuốn theo cột khói đen cuồn cuộn như ngọn hỏa-diệm-sơn trong cơn phẫn-nộ chuyển mình...
Mọi việc xẩy ra qúa nhanh, qúa đột-ngột, làm người phi-công trẻ dạn dầy chiến trận, không kịp chuẩn-bị tinh-thần để đón nhận nó. Mặt anh co rúm lại, ánh mắt lạc thần, bất- lực nhìn chiếc phi-cơ của người bạn đồng-hành chìm trong biển lửa mịt mùng. Hiệp như điên cuồng, bay vòng quanh đống lửa đang ngùn ngụt cháy. Chiếc khu-trục cơ gầm thét ở cao-độ thấp, rồi vụt bốc mình lên. Ngồi trong phòng lái, Hiệp ngoái cổ nhìn xuống. Không còn gì cả ngoài đống lửa bập-bùng. Hiệp lắc cánh, lăn mình làm một vòng “roll” 360 độ để chào vĩnh-biệt người bạn thân lần cuối, rồi lao mình mất hút sau những đám mây tang...
Buổi chiều ngày 26 tháng 5 năm 1972, bầu trời Kontum vần-vũ, nhỏ lệ khóc Anh-Hùng…Dòng Dakbla sủi bọt, nổi sóng gầm lên mộ-khúc bi-ai…Văng vẳng đâu đây như có tiếng chiêng trống từ nơi rừng thiêng núi thẳm vọng về, để đưa người tráng-si qua sông nhận sắc-chỉ phong thần.
Trần Ngọc Nguyên Vũ
Mặt trận Kontum-530 Thái Dương
Phạm Văn Thặng (Fulro)
Cũng tại chiến trường Kontum này, KQVNCH ngày 26-5-1972, đã mất một phi công tài ba:đó là Th/t Pham Văn Thặng. Tác giả Hùng Chùa trong Lý Tưởng bộ mới số 7 -1998 đã ghi lại trường hợp hy sinh của Th/t Thặng như sau
Bắc Đẩu đây Thái Dương gọi.
Thái Dương cho biêt ví trí của bạn hiện nay
Thái Dương vừa cất cánh khỏi Pleiku được 5 phút, hai phi tuần A-1 trang bị bom nổ và crocket, cho biết tình hình quân bạn và trục đánh.
Thái Dương Thặng đó phải không ?
Đúng năm trên năm.Thặng "Fulro " đây.
Hay quá ! Quân bạn nằm nhiều cụm từ Bắc xuống Nam, trục đánh từ Đông sang Tây, địch chỉ cách bạn trên 100 thước, tình nghi địch có tăng yểm trợ, khi nào sẵn sàng tôi bắn khói chỉ điểm.
Trục đánh Đông sang Tây, có nghĩa là khi vào trục, anh sẽ bay trên thành phố Kontum, anh dỏi tìm cụm khói chỉ điểm, ngay từ bắt đầu vào trục, từ lúc khi còn ở trên cao khi vừa chúi xuống, anh nhìn thấy nhiều trái cầu khói đen lúp búp nổ ngay trước mặt, vẫn chúi xuống lao tới, anh nhấn nút release bốn trái ngay khi mục tiêu vào đúng hỏa điểm, rồi kéo stick đưa mũi phi cơ lên thẳng trên trời, đẩy cần ga tới maximum , rồi nhích stick về phía trái, anh kéo phi cơ lại về hướng Đông, hướng thành phố, đúng lúc này con tàu bị trúng đạn rung chuyển dữ dội, lữa phát cháy bên ngoài cockpit và cả trên cánh phi cơ.
Thái Dương đây Bắc Đẩu! Tàu mày bị cháy rồi, nhảy dù ra ngay lập tức !
Mày nghe tao không Thặng ?, nhảy dù ngay lập tức. Tiếng Hiệp "Vixi " hoảng hốt trên tần số.
Tao còn bốn trái bom trên cánh, nhảy dù ra để giết dân vô tội à ?
Th/t Thặng cố gắng đưa phi cơ ra khỏi khu vực Kontum và đáp bằng bụng trên một cánh đồng nhưng phi cơ đã phát nổ.
Kính phục thay lòng thương người và lo cho bá tánh của anh.
Người anh hùng của phi đoàn 530 Thái Dương nói riêng và của KQVNCH nói chung.
Vĩnh biệt anh Thặng (Fulro)
Thần Dakbla
Thơ tiếc thương Cố Trung tá KQVNCH Phạm-Văn-Thặng
đã tuẫn-quốc bên bờ sông Dakbla, thuộc tỉnh Kontum vào mùa Hè năm 1972.
Giữa khuya Vẵng tiếng Thì thầm
Thoáng rơi Trắng tuyết Chập chờn Mộng du
Chìm sâu Bao lớp Mây mù
Dòng Dakbla Cuộn khúc Tiếng ai Gọi hồn
Bắc Đẩu Nghe rõ Trả lời ?
Thiên Thần Thái Dương Đã gãy Cánh rồi Bạn ơi !
Dakto Tân Cảnh Chu Pao Diên Bình
Hàm Rồng Eo Gió Charlie Ngậm ngùi !
Cù Hanh Mây phủ Mưa rơi !
Đồi Kiểm Báo Không Trợ II Nghiêng sầu !
Chiều về Phi đạo Vắng sâu
Bãi đậu Vẫn tiếng Thần cười Chọc quê !
Từ nay Bão rớt Tơi bời !
Gió Cuồng nộ Thổi Phong ba !
Vùng Ba Biên Giới Điêu tàn !
Cao nguyên Vẫn ngập Lửa đạn Ngút trời :
Chiến tranh !
Còn nhớ Gì không Kontum ?
Đường dốc Hoàng Diệu
Mường su To Cừ !
Công viên Lê Lợi
Diệp Kính Pleiku Rũ buồn !
Khu Chợ Mới
Cà Phê Dinh Điền
Những Quán Không Tên !
Mây Cao Nguyên Đứt khúc
Nhạc Trầm luân Rã rời !
Thần Dakbla
Nghiêng cánh Vẫy chào !
Gió thảm Mây sầu
Sầu bao đoạn !
Ngày chờ Đêm đợi !
Đợi
Trông
Chờ !
Tổ Quốc Không Gian
Bảo Quốc Trấn Không
Sư Đoàn VI Không Quân
Không Đoàn 72 Chiến Thuật
Phi Đoàn 530 Thái Dương
Khu Trục Cơ
Biên Trấn
Cù hanh
Pleiku
Thương tiếc
Vẫy tay
Chào !
Vĩnh biệt
Chiến hữu !
Anh em
Bạn bè
Nhỏ lệ
Khóc thương
Anh !
Ngày xưa Da ngựa Bọc thây
Ngày nay Cánh Thép
Phủ thây
Anh Hùng !
Fulro
Phạm văn Thặng :
Thiên Thần
Dakbla
Những Cánh Én Giữa Mùa Đông
Tôi gặp anh trong buổi tiệc họp mặt mừng xuân của Hội Biệt Động Quân Nam Cali. Khi nghe giới thiệu, anh đến tìm tôi. Anh cầm tay hỏi lại tên tôi rồi nức nở với hai hàng nước mắt. Tôi ngạc nhiên, đứng dậy, im lặng xúc động nhìn anh khóc. Anh mặc bộ đồ bay màu đen, cao lớn, bô trai. Hàm râu mép vừa tăng vẻ cương nghị oai phong vừa đượm nét hào hoa lẫn một chút phong trần của những người đã từng một thời đi mấy về gió. Tôi vội vã cố lục lọi trong ký ức, nhưng không thể nhớ anh là ai, và đã từng gặp nhau chưa. Có thể là ngày xưa chúng tôi đã cùng tham dự một cuộc hành quân phối họp nào đó. Lúc ấy tôi là lính bộ binh, tham gia nhiều cuộc hành quân trực thăng vận, hoặc được L-19 bao vùng, Hỏa Long soi sáng hay được cận yểm bởi các oanh tạc cơ, mà chúng tôi xem như những chàng dũng sĩ, cứu tinh trong giờ phút lâm nguy. Tôi có dịp quen biết một số phi công, nhiều nhất là ở các Phi Đoàn trực thăng, nhưng không nhận ra chàng pilot vẫn còn đầy phong độ, đang đứng trước mặt mình.
Khi bớt xúc động, anh đưa tay lau nước mắt và tự giới thiệu:
- Xin lỗi anh, gặp anh tôi xúc động quá, vì nghĩ tới anh tôi. Tôi là em của anh Phạm văn Thặng.
Bây giờ tôi mới hiểu ra. Đúng là tôi chưa gặp anh bao giờ. Sở dĩ anh biết tôi, vì mới đây trong một ký sự về chiến trường xưa, tôi có nhắc lại những trận đánh tại Kontum, và trong đó có kể lại cái chết can trường của người phi công anh hùng Phạm văn Thặng, khi anh đang bay một phi vụ yểm trợ cho chính đơn vị của tôi.
Tôi cảm động, ôm lấy vai anh và mời anh ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Chỉ nói chuyện được một lúc, vì cả hội trường đang bừng lên với những bài hùng ca trên sân khấu. Anh cho tôi địa chỉ, số điện thoại và mong được gặp tôi tại nhà anh vào cuối tuần sau. Anh muốn biết tường tận hơn về cái chết của người bào huynh khả kính, cố Trung tá Phạm văn Thặng.
Qua tâm tình, tôi biết anh có một cái tên khá đẹp: Phạm Vương Thục. Trước 75 từng là phi công trực thăng võ trang của một Phi Đoàn kỳ cựu, tiếng tăm Vùng I: Song Chùy - 213. Đọc trên Cánh Thép, tôi còn biết anh từng là Lead Gun (trưởng toán trực thăng võ trang), tham gia trong suốt cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Một trận chiến mà địch quân tập trung hỏa lực phòng không mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Gây thiệt hại không nhỏ cho các đơn vị không quân Hoa Kỳ và Việt Nam tham chiến. Nhờ tài năng, phán đoán nhanh nhẹn cùng với sự bình tĩnh và can trường, anh đã vẫy vùng trên bầu trời trận mạc, bao lần vượt qua cái chết trong đường tơ kẻ tóc để yểm trợ hữu hiệu, cứu nguy cho các lực lượng chiến đấu cũng như cho chính những người bạn trong Phi Đoàn. Có lần phi cơ trúng đạn, anh đã phải đáp khẩn cấp xuống Căn Cứ Hỏa Lực Đồi 30, trong khi Đồi 31 đã bị thất thủ.
Cuối tuần, trước khi đến anh, tôi báo cho anh biết, là tôi vừa gặp người bạn cùng tù thân thiết, là một sĩ quan Lôi Hổ thuộc Nha Kỷ Thuật, vào năm 1972 đồn trú tại căn cứ B-15 ở Kontum. Và cũng là người trưởng toán, chỉ huy việc lấy di thể của anh Phạm văn Thặng từ chiếc oanh tạc cơ bị bốc cháy bên bờ sông Dakbla ngày ấy. Anh Thục rất vui mừng và mong được gặp người bạn Lôi Hổ này sẽ cùng đến với tôi.
Chúng tôi không mấy khó khăn khi tìm đến nhà anh, dù lúc trời đã tối và đang vần vũ một cơn mưa. Chưa kịp bấm chuông là anh đã mở cửa, vui mừng mời chúng tôi vào. Ngôi nhà khá đẹp, bày biện trang nhã. Điều làm chúng tôi bất ngờ cảm động là ở một góc của tầng trên là bàn thờ trang trọng với tấm ảnh chân dung lớn của cố Trung Tá Phạm văn Thặng, một số bạn bè không quân của anh đã hy sinh, năm vị tướng và một số sĩ quan khác đã tuẫn tiết vào giờ thứ 25 cuộc chiến. Chúng tôi đứng nghiêm trước các bức chân dung, lòng ngâm ngùi thương tiếc, cùng cảm kích tấm lòng của anh, người phi công dũng cảm hào hoa vẫn luôn giữ trọn tình với quê hương, chiến hữu.
Chị Thục từ dưới bếp chạy lên vui vẻ chào chúng tôi. Đúng là vợ phi công. Chị rất hiếu khách, bặt thiệp. Sau đó, khi nhìn trên bàn thờ gia đình, thấy tấm ảnh chân dung của Đại tá Trịnh Tiếu, tôi mới biết chị Thục là em gái của vị Trưởng Phòng Nhì Quân Đoàn mà tôi đã vài lần được gặp ở Kontum. Sau 75, Ông từng bị tù đày, tra tấn hành hạ nhiều năm, sức khỏe hao gầy, bệnh hoạn, nên vừa mới qua đời tại hải ngoại. Tấm ảnh của ông mới nhất trong số các bức ảnh chân dung khác trên bàn thờ. Anh Thục kể lại chuyện hai người tình cờ quen nhau, khi anh chỉ huy một phi đội vào Quảng Ngãi tham gia hành quân với Sư Đoàn 2BB. Buổi chiều, trước khi bay về Căn Cứ Phi Đoàn ở Đà Nẳng, anh được BTL/SĐ chuyển lại lời yêu cầu của Đại Tá Trịnh Tiếu (khi ấy là Trung Tá). Thục đã nhận lời chở quan tài của thân sinh đại tá Tiếu từ Quảng Ngãi ra Hội An an táng, và trong “phi vụ” đặc biệt này anh đã quen và làm xiêu lòng cô em gái xinh đẹp của ông, tháp tùng trên chuyến bay.
Trong bàn ăn, chúng tôi kể lại những chuyện vui buồn trong thời lính chiến ngày xưa. Anh Thục cho biết anh được tin máy bay anh Phạm văn Thặng lâm nạn tại Kontum vào lúc 5.30 giờ chiều ngày 26.5.72. Ngay sáng hôm sau Sư Đoàn 1 KQ cho một phi cơ A37 đưa anh từ Đà Nẵng vào phi trường Pleiku. Phi công của chiếc A37 này lại là người em cột chèo của anh, Thiếu Tá Trịnh Đức Tự (sau này đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Quế Sơn). Nhưng khi đến Pleiku, anh được cho biết tình hình ở Kontum rất nặng nề, chưa thể tìm được anh Thặng nhưng sự sống sót rất mong manh, không còn chút hy vọng nào. Thục đã bay trở lại Đà Nẵng trong ngày. Đến tối, anh được BTL/KQ cho biết là thi thể anh Thặng đã được đưa về Tử Sĩ Đường ở Tân Sơn Nhất.
Khi anh cùng người anh cả vào nhận xác, thấy đầu anh Thặng không còn, nên quyết định cho tẩm liệm ngay, không muốn cho gia đình biết thêm điều đau đớn này Anh đã tột cùng xúc động khi quá thương tiếc người anh khả kính đã từng có với mình cả một trời kỷ niệm tuổi thơ, đặc biệt khi còn ở miền Bắc. Anh Thặng là người con thứ sáu và anh Thục là người con thứ tám của gia đình. Năm Thục vừa tròn 12 tuổi và anh Thặng 16, đã cùng gia đình di cư vào Nam, sống và lớn lên ở thành phố Huế. Không chỉ là anh em, hai người còn là đôi bạn thân thiết, cùng theo học trường Pellerin nổi tiếng do sự giúp đỡ tận tình của các Linh mục và Sư huynh, trước khi chia tay vào quân ngũ. Vài ngày trước khi hy sinh, như là điềm báo trước, anh Thặng gọi điện thoại về Đà Nẵng thăm anh và hỏi han khá nhiều về mọi người trong gia đình.
Tôi kể lại hành động can trường của anh Thặng mà tôi đã được chứng kiến từ khi anh lên vùng cho đến lúc hy sinh, và người bạn tù Lôi Hổ của tôi kể lại việc lấy xác của anh sau khi lâm nạn. Anh Thục ngồi nghe và khóc sụt sùi. Trước khi chia tay, anh xin địa chỉ e-mail của bạn tôi, bảo sẽ báo tin này cho cô con gái lớn của anh Thặng, hiện định cư ở Đức để cháu cám ơn người đã giúp lấy xác ba cháu. Hai ngày sau, người bạn chuyển cho tôi bức điện thư với lời lẽ rất lễ phép, cảm động dễ thương của cháu Phạm Hồng Phương, con gái lớn của anh Thặng.
Vào tối ngày 29.4, được thư mời của anh Thục, chúng tôi đến nhà hàng Paracell tham dự một Chương Trình Tưởng Niệm do cá nhân anh phối họp với người bạn thân, chiến hữu Đặng Thành Long, một cựu SQ Hải Quân, tổ chức. Anh đón chúng tôi trước cửa Nhà Hàng, nơi có bàn thờ nhiều vị Tướng Lãnh và Sĩ Quan VNCH đã hy sinh tại chiến trường hay tuẫn tiết trước giờ mất nước. Buổi Tưởng Niệm được tổ chức thật chu đáo, và nhiều ý nghĩa, trong không khí tôn nghiêm và cảm động. Tất cả tiền thu được dành hổ trợ những người đấu tranh trong nước đang bị tù đày khốn khổ. Cũng trong đêm nay, tôi được hân hạnh gặp bác sĩ Ngô Thế Khanh, một cựu y sĩ Không Quân tại Pleiku, một người lúc nào cũng trọn tấm lòng với anh em.
Cái tình chiến hữu anh đã dành cho làm tôi cảm động. Tôi cũng được gặp một số các anh phi công khác. Tất cả đều có một thời oanh liệt, ngang dọc trên bầu trời quê hương và hào hùng trên đầu quân địch. Đêm nay cũng có người phi công mà tên anh có lẽ người cựu lính nào cũng biết. Bởi những bài ký sự chiến trường, mà ai đọc qua cũng phải ngưỡng mộ anh, không những cảm phục về tài bay bổng mà còn có một trí nhớ thật phi thường. Người hùng Vĩnh Hiếu, Lead gun của Phi Đoàn Thần Tượng 215. Phi Đoàn mà đơn vị tôi có nhiều gắn bó nhất, lúc còn hoạt động ở khu vực Sông Mao, và khi ấy người anh cả cuối cùng của Phi Đoàn, Trung Tá Khưu văn Phát còn là Đại úy Trưởng Phòng Hành Quân. Đêm nay, đã trải qua 35 năm dâu bể, nhưng Vĩnh Hiếu vẫn rất trẻ trung, với đôi mắt sáng, hàm râu mép hào hoa, nụ cười rạng rỡ, với những cái bắt tay thật chặt ân tình và những chuyện chiến trường, chuyện đồng đội sôi nổi dường như không muốn dứt. Như vậy đó, mà anh đã từng là một phi công trực thăng võ trang gan dạ hào hùng trên khắp chiến trường Vùng 2 khói lửa năm nào. Ngồi nói chuyện với anh, tôi thầm nghĩ, nếu bây giờ trở lại chiến trường, Thần Tượng Vĩnh Hiếu này cũng vẫn là một Lead Gun hào hùng(và hào hoa) như thuở trước.
Qua anh Thục, hôm sau tôi liên lạc được một người bạn phi công anh hùng khác. Người mà tôi đã từng chứng kiến và ngưỡng mộ về tài năng và sự can đảm phi thường. Thiếu Tá Hàn văn Trung. Năm 1973, khi ấy Hàn văn Trung còn mang cấp bậc Đại Úy, giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 235 Sơn Dương ở Pleiku.
Hôm ấy, tôi nhận lệnh Đại Tá Bùi Hữu Khiêm, TMT Sư Đoàn 23BB, cùng bay trên chiếc C&C của Phi Đoàn 235, để bốc khẩn cấp số thương binh, trong đó có Thiếu Tá Cang, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2/44 ra khỏi căn cứ Võ Định. Căn Cứ nằm phía Bắc Kontum khoảng 15 cây số, bên cạnh QL 14 trên đường đi Dakto, trên ngọn núi trọc, với một cao điểm có khả năng chế ngự các vùng chung quanh. Đặc biệt, ngay phía dưới là con sông Dak La. Bên kia sông trở về hướng Bắc là vùng địch chiếm từ cuối tháng 4/72, sau khi BTL/ SĐ 22BB tại Tân Cảnh bị tràn ngập và vị Tư Lệnh đã lẫm liệt hy sinh, vùi thân nơi chiến địa. Căn cứ này đã trải qua nhiều trận chiến, bao lần bỏ đi rồi chiếm lại, nên bây giờ chỉ còn là một ngọn đồi xám xịt, hoang tàn loang lổ dấu đạn bom.
Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cang, tốt nghiệp khóa 17 Võ Bị Đà Lạt, nguyên là Sĩ Quan Nhảy Dù. Trong một cuộc hành quân trực thăng vận tại Đông Hà, anh bị thương nặng ở chân phải. Xụất viện, với một thanh sắt vĩnh viễn nằm trong cái chân khập khiễng, được lệnh thuyên chuyển ra khỏi Nhảy Dù về BTL/Quân Đoàn II, giữ một chức vụ tại Trung Tâm Hành Quân. Chỉ một thời gian ngắn, anh khẩn khoản xin ra đơn vị tác chiến, mặc dù Phòng Tổng Quản Trị từ chối vì tình trạng sức khỏe của anh. Anh tiếp tục xin vị Tư Lệnh, và cuối cùng được toại nguyện, bổ nhiệm về nắm Tiểu Đoàn 2/44, mà vị Trung Đoàn Trưởng trẻ tuổi thao lược, lại là người bạn cùng khóa: Trung Tá Ngô văn Xuân.
Đầu năm 1973, vài ngày trước khi có Hiệp Định Paris (Ngưng Bắn Da Beo), Tổng Thống Thiệu ra lệnh các đơn vị cố gắng mở rộng tối đa vùng kiểm soát, đặc biệt chiếm lấy những vị trí quan trọng để cấm ngọn cờ chủ quyền. Tiểu Đoàn 2/44 nhận lệnh phải chiếm bằng được căn cứ Võ Định, cao điểm trọng yếu tận cùng phía Bắc Kontum.
Với sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ, hữu hiệu của Không Quân và Pháo Binh, Tiểu Đoàn 2/44 của Thiếu Tá Cang được trực thăng vận bất ngờ xuống ngay vùng địch, đánh một trận khá đẹp, nhanh chóng tiêu diệt lực lượng địch án ngữ phía dưới và dễ dàng chiếm lĩnh căn cứ trên ngọn đồi Võ Định. BCH Tiểu Đoàn, Đại Đội CHYT và một Đại Đội tác chiến trách nhiệm phòng thủ căn cứ. Các Đại Đội còn lại bung ra hoạt động các vùng lân cận. Một toán Công Binh được thả xuống ngay sau đó để tu sửa lại hệ thống phòng thủ, nhất là vị trí dành cho một trung đội pháo binh 105 ly sẽ được thả xuống nay mai. Ngày N+1 tình hình hoàn toàn yên tĩnh, nhưng sáng sớm hôm sau, pháo địch từ bên kia sông thi nhau ập xuống. Địch đã có sẵn các yếu tố tác xạ và sử dụng tối đa các loại pháo, liên tục và chính xác. Những công sự phòng thủ chưa kịp tu bổ xong đã bị phá hủy. Thiếu tá Cang và một số sĩ quan và binh sĩ bị thương, kể cả anh Sĩ Quan trưởng toán Công Binh.
Ngày hôm sau, tình hình trở lại yên tĩnh trong không khí căn thẳng nặng nề. Sau khi Sao Mai 09, (phi cơ quan sát L-19) hướng dẫn hai phi tuần đánh bom vào các điểm nghi ngờ vị trí đặt pháo của địch, hai chiêc trực thăng tản thương, được yểm trợ bởi các gunships, đáp xuống căn cứ để bốc thương binh. Riêng Thiếu Tá Cang tình nguyện ở lại cùng đơn vị. Nhưng khi chiếc thứ nhất vừa đáp, hằng loạt pháo địch lại thi nhau rót xuống. May mắn chỉ có người co-pilot bị thương nhẹ, nhưng máy bay bị trúng đạn, không cất cánh được. Chiếc thứ nhì quyết không bỏ đồng đội, đáp xuống bốc phi hành đoàn trong tiếng nổ và khói lửa mù trời của pháo địch.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, BTL Sư Đoàn quyết định rời bỏ căn cứ Võ Định để tránh tổn thất do trận địa pháo của địch. Tiểu Đoàn 2/44 rút về Căn Cứ Eo Gió, nằm phía Nam Võ Định khoảng bốn cây số. Nhưng phải giải quyết số thương vong và anh Tiểu Đoàn Trưởng không thể di chuyển theo đoàn quân bộ chiến được. Tôi được vị Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn giao cho trách nhiệm tháp tùng trên chiếc C&C của Phi Đoàn 235 thi hành nhiệm vụ khá gay go nhưng rất khẩn cấp này.
Đến bãi đáp B15, tôi gặp người chị huy hợp đoàn trực thăng hôm ấy. Rất vui mừng khi gặp lại Đại Úy Hàn văn Trung, Trưởng Phòng Hành Quân Phi Đoàn 235. Tôi đã từng bay đổ quân với anh vài lần, thích bản tính vui vẻ và thầm thán phục về khả năng chỉ huy và bay bổng của anh. Sau khi nghe tôi trình bày tình hình và mục tiêu, cũng như lời dăn dò của vị TMT /SĐ, Đại Úy Trung gọi các phi công lại để bàn kế hoạch. Tôi lên chiêc C&C do Trung điều khiển, cất cánh trước cùng với hai trực thăng võ trang. Sau một vòng bay để quan sát kỹ lưỡng địa thế, anh Trung bay vòng lại và gọi tất cả phi cơ còn lại lên vùng. Tôi thấy anh cho một số phi cơ bay tản ra nhằm đánh lạc hướng địch, để hai trực thăng khác bất ngờ đáp xuống căn cứ. Nhưng không tránh được sự quan sát của địch. Chiếc trực thăng vừa can đảm xuống thấp và lấy hướng an toàn bay vào, thì pháo địch đã nổ ngay trên bãi đáp. Đại Úy Trung cùng hai trực thăng võ trang liền xuống thấp yểm trợ, và cùng lúc ra lệnh cho chiếc trực thăng này bay ra theo hướng an toàn nhất, chiếc thứ hai bay từ hướng khác tìm cách bất ngờ xuống bãi đáp. Nhưng pháo địch tiếp tục ập xuống. Nhìn chiếc trực thăng bay lên từ trong một vùng khói lửa, chúng tôi ai cũng căng thẳng, hồi họp lo âu. Đại úy Trung ra lệnh cho cả hợp đoàn bay về Kontum lấy xăng.
Sau gần một giờ nghỉ ngơi và nghiên cứu một kế hoạch khác, Đại úy Trung gọi các phi công lại, thảo luận kế hoạch và phân chia nhiệm vụ. Lần này anh sẽ đích thân lái chiếc C&C đáp xuống bốc thương binh. Dường như Trung vừa mới quyết định một điều bất thường, ngoại lệ, nên tất cả mọi người đều tròn mắt nhìn anh ái ngại. Anh nổ máy, đích thân điều khiển phi cơ. Anh bay thật thấp dọc theo con suối chảy dài phía bên trái quốc lộ 14, trong khi hai gunships bay hai bên và tác xạ trước vào các điểm nghi ngờ. Hơp đoàn còn lại bay theo phía sau xa. Anh bay thấp đến nỗi các hàng lau sậy nằm rạp xuống ngay dưới bụng máy bay, nước dưới suối bắn tung lên. Đã từng rất nhiều lần ngồi trên trực thăng, nhưng chưa bao giờ tôi bị “bay” rất nhanh với một độ thấp như thế. Mấy lần tôi suýt thét lên, khi chợt thấy phía trước là một cây cao hay một tảng đá, nhưng anh đã tài tình lách qua tránh khỏi. Tôi có cảm tưởng chiếc trực thăng như là một món đồ chơi nhỏ bé trong tay anh.
Con suối khá dài, dẫn tới triền đồi Võ Định. Anh Trung tiếp tục bay sát theo ngọn đồi. Tôi có cảm giác như chiếc trực thăng đang bò lên căn cứ. Địch quân không hề hay biết. Nhưng khi anh bất ngờ đáp xuống, bụi mù bốc lên, địch mới phát hiện và pháo bắt đầu nổ. Cát, sạn, và có thể có cả mảnh đạn nữa, bay rào rào vào thân và kiếng phi cơ. Nắm chặt khẩu M-18, tôi chưa biết xử trí thế nào, thì thấy anh Trung bảo người co-pilot giữ cần lái, rồi mở cửa máy bay nhảy xuống. Tôi nhảy theo anh, chạy về hướng hầm chỉ huy đốc thúc, phụ lực khiêng và dìu thương binh ra phi cơ. Thương binh khá đông, có tới trên 10 người. Thiếu Tá Cang nhìn chúng tôi lo lắng, nhưng đại úy Trung rất bình tĩnh ra dấu cho tất cả lên máy bay. Đạn pháo vẫn tiếp tục rót xuống, một vài thương binh lại bị thêm ít mảnh đạn. Trung là người cuối cùng bước lên tàu khi anh co-pilot điều khiển cho phi cơ quay đầu lại và bay nhanh xuống đồi.
Đáp xuống bãi đáp B-15. nhìn thấy trên thân và kiếng phi cơ lỗ chỗ nhiều vết đạn, Thiếu Tá Cang và tôi đã ôm chầm lấy Trung và người co-pilot. Giọt nước mắt biết ơn và cảm phục đã lăn xuống gò má của tất cả những người lính bộ binh vừa được Trung và phi hành đoàn bốc ra từ cõi chết.
Trở về Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn ở căn cứ B-12, tôi gặp hai ông Đại tá Tư Lệnh Phó và TMT Sư Đoàn. Kể lại phi vụ đặc biệt của Phi Đoàn 235, tôi hết lời ngợi ca và xin đề nghị tưởng thưởng cho đại úy Trung một Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, và các anh còn lại của phi hành đoàn mỗi người một ngôi sao vàng. Hai ông đại tá hứa sẽ làm theo đề nghị của tôi( Nhưng không biết sau này kết quả ra sao). Một vị Trung tá KQ ngồi cạnh anh Sĩ Quan Không Trợ, mà khi vừa mới bước vào tôi không để ý, quay sang nhìn tôi cười:
- Tay Trung này thì có tài và liều lĩnh lắm, nhưng cũng là một tay coi trời bằng vung. Nó đùa giỡn với chiếc máy bay như là một món đồ chơi. Thích biểu diễn kiểu nào là nó làm ngay, và dù có bị “ký củ” hơi nhiều, vẫn cứ cười tỉnh bơ. Vì vậy nên có thừa tài năng và can đảm, nắm Trưởng Phòng Hành Quân mà vẫn chưa mang Thiếu tá được!
Tôi không còn nhớ rõ là đó là Trung Tá Quang hay Trung Tá Vĩnh Quốc. Nhưng tất cả mọi người trong TTHQ đều cười và thán phục. Sau này Thiếu Tá Cang nhận Trung là người anh em kết nghĩa. Sau một cuộc hành quân trở về, hai chàng lại gặp nhau, bù khú ngay trong căn cứ dã chiến của Tiểu Đoàn. Mùa hè 2010, gặp lại anh Cang trong Buổi Họp Mặt Khóa 17 VBĐL tôi báo cho anh biết là tôi vừa nói chuyện với Hàn Văn Trung trong điện thoại. Mắt anh Cang sáng lên. Mừng như sắp được gặp lại người tri kỹ.
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lHCMng. Địch quân khiếp sợ. Không có chiến tích nào mà thiếu sự tham dự của các chàng trai hào hoa ấy. Với những người lính bộ binh như chúng tôi, các Bạn luôn là những cứu tinh, là niềm hy vọng khi đơn vị bị lâm nguy, hay gặp khó khăn trên con đường tiến quân vào vùng địch. Các Bạn cũng là ân nhân của bao nhiêu thương binh và gia đình tử sĩ. Không có sự can trường, sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy của các Bạn, có biết bao chiến binh đã phãi vĩnh viễn nằm lại tại chiến trường, ở một vùng núi rừng lạnh lùng vô danh nào đó. Tôi đã từng theo dõi những phi vụ tản thương của Phi Đoàn 243 Mãnh Sư, từ căn cứ Phù Cát đã phải bay lên Cao Nguyên trong những đêm khuya gió mưa tầm tã. Có chiếc lạc vào những đám sương mù dày đặc, và rớt trên đỉnh núi cùng với số thương binh của chính đơn vị tôi vừa mới được bốc lên. Tôi đã đứng nghiêm trong TTHQ để đưa tay chào vĩnh biệt!
Các Bạn đúng là những cánh én đã từng mang lại bao mùa Xuân cho đồng đội, cho quê nhà. Những cánh én ấy, giờ đây, dù đã phải trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã, dù tan tác chia lìa khắp muôn phương, nhưng vẫn luôn khát khao vẫy vùng trên bầu trời xưa cũ. Tiếc rằng, chúng ta đã phải trải qua một mùa Đông quá dài. Dài hơn cả đoạn đời đẹp đẽ nhất, khi các Bạn còn bay bổng trong bầu trời xanh, trong lửa đạn, mà vẫn vui đùa trước lằn ranh sống-chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc.
Mãi mãi các Bạn vẫn là những cánh én hào hùng. Cho dù những cánh én ấy đang phải ẩn mình để chờ đợi một mùa Xuân.
Phạm Tín An Ninh
Tôi gặp anh trong buổi tiệc họp mặt mừng xuân của Hội Biệt Động Quân Nam Cali. Khi nghe giới thiệu, anh đến tìm tôi. Anh cầm tay hỏi lại tên tôi rồi nức nở với hai hàng nước mắt. Tôi ngạc nhiên, đứng dậy, im lặng xúc động nhìn anh khóc. Anh mặc bộ đồ bay màu đen, cao lớn, bô trai. Hàm râu mép vừa tăng vẻ cương nghị oai phong vừa đượm nét hào hoa lẫn một chút phong trần của những người đã từng một thời đi mấy về gió. Tôi vội vã cố lục lọi trong ký ức, nhưng không thể nhớ anh là ai, và đã từng gặp nhau chưa. Có thể là ngày xưa chúng tôi đã cùng tham dự một cuộc hành quân phối họp nào đó. Lúc ấy tôi là lính bộ binh, tham gia nhiều cuộc hành quân trực thăng vận, hoặc được L-19 bao vùng, Hỏa Long soi sáng hay được cận yểm bởi các oanh tạc cơ, mà chúng tôi xem như những chàng dũng sĩ, cứu tinh trong giờ phút lâm nguy. Tôi có dịp quen biết một số phi công, nhiều nhất là ở các Phi Đoàn trực thăng, nhưng không nhận ra chàng pilot vẫn còn đầy phong độ, đang đứng trước mặt mình.
Khi bớt xúc động, anh đưa tay lau nước mắt và tự giới thiệu:
- Xin lỗi anh, gặp anh tôi xúc động quá, vì nghĩ tới anh tôi. Tôi là em của anh Phạm văn Thặng.
Bây giờ tôi mới hiểu ra. Đúng là tôi chưa gặp anh bao giờ. Sở dĩ anh biết tôi, vì mới đây trong một ký sự về chiến trường xưa, tôi có nhắc lại những trận đánh tại Kontum, và trong đó có kể lại cái chết can trường của người phi công anh hùng Phạm văn Thặng, khi anh đang bay một phi vụ yểm trợ cho chính đơn vị của tôi.
Tôi cảm động, ôm lấy vai anh và mời anh ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Chỉ nói chuyện được một lúc, vì cả hội trường đang bừng lên với những bài hùng ca trên sân khấu. Anh cho tôi địa chỉ, số điện thoại và mong được gặp tôi tại nhà anh vào cuối tuần sau. Anh muốn biết tường tận hơn về cái chết của người bào huynh khả kính, cố Trung tá Phạm văn Thặng.
Qua tâm tình, tôi biết anh có một cái tên khá đẹp: Phạm Vương Thục. Trước 75 từng là phi công trực thăng võ trang của một Phi Đoàn kỳ cựu, tiếng tăm Vùng I: Song Chùy - 213. Đọc trên Cánh Thép, tôi còn biết anh từng là Lead Gun (trưởng toán trực thăng võ trang), tham gia trong suốt cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Một trận chiến mà địch quân tập trung hỏa lực phòng không mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Gây thiệt hại không nhỏ cho các đơn vị không quân Hoa Kỳ và Việt Nam tham chiến. Nhờ tài năng, phán đoán nhanh nhẹn cùng với sự bình tĩnh và can trường, anh đã vẫy vùng trên bầu trời trận mạc, bao lần vượt qua cái chết trong đường tơ kẻ tóc để yểm trợ hữu hiệu, cứu nguy cho các lực lượng chiến đấu cũng như cho chính những người bạn trong Phi Đoàn. Có lần phi cơ trúng đạn, anh đã phải đáp khẩn cấp xuống Căn Cứ Hỏa Lực Đồi 30, trong khi Đồi 31 đã bị thất thủ.
Cuối tuần, trước khi đến anh, tôi báo cho anh biết, là tôi vừa gặp người bạn cùng tù thân thiết, là một sĩ quan Lôi Hổ thuộc Nha Kỷ Thuật, vào năm 1972 đồn trú tại căn cứ B-15 ở Kontum. Và cũng là người trưởng toán, chỉ huy việc lấy di thể của anh Phạm văn Thặng từ chiếc oanh tạc cơ bị bốc cháy bên bờ sông Dakbla ngày ấy. Anh Thục rất vui mừng và mong được gặp người bạn Lôi Hổ này sẽ cùng đến với tôi.
Chúng tôi không mấy khó khăn khi tìm đến nhà anh, dù lúc trời đã tối và đang vần vũ một cơn mưa. Chưa kịp bấm chuông là anh đã mở cửa, vui mừng mời chúng tôi vào. Ngôi nhà khá đẹp, bày biện trang nhã. Điều làm chúng tôi bất ngờ cảm động là ở một góc của tầng trên là bàn thờ trang trọng với tấm ảnh chân dung lớn của cố Trung Tá Phạm văn Thặng, một số bạn bè không quân của anh đã hy sinh, năm vị tướng và một số sĩ quan khác đã tuẫn tiết vào giờ thứ 25 cuộc chiến. Chúng tôi đứng nghiêm trước các bức chân dung, lòng ngâm ngùi thương tiếc, cùng cảm kích tấm lòng của anh, người phi công dũng cảm hào hoa vẫn luôn giữ trọn tình với quê hương, chiến hữu.
Chị Thục từ dưới bếp chạy lên vui vẻ chào chúng tôi. Đúng là vợ phi công. Chị rất hiếu khách, bặt thiệp. Sau đó, khi nhìn trên bàn thờ gia đình, thấy tấm ảnh chân dung của Đại tá Trịnh Tiếu, tôi mới biết chị Thục là em gái của vị Trưởng Phòng Nhì Quân Đoàn mà tôi đã vài lần được gặp ở Kontum. Sau 75, Ông từng bị tù đày, tra tấn hành hạ nhiều năm, sức khỏe hao gầy, bệnh hoạn, nên vừa mới qua đời tại hải ngoại. Tấm ảnh của ông mới nhất trong số các bức ảnh chân dung khác trên bàn thờ. Anh Thục kể lại chuyện hai người tình cờ quen nhau, khi anh chỉ huy một phi đội vào Quảng Ngãi tham gia hành quân với Sư Đoàn 2BB. Buổi chiều, trước khi bay về Căn Cứ Phi Đoàn ở Đà Nẳng, anh được BTL/SĐ chuyển lại lời yêu cầu của Đại Tá Trịnh Tiếu (khi ấy là Trung Tá). Thục đã nhận lời chở quan tài của thân sinh đại tá Tiếu từ Quảng Ngãi ra Hội An an táng, và trong “phi vụ” đặc biệt này anh đã quen và làm xiêu lòng cô em gái xinh đẹp của ông, tháp tùng trên chuyến bay.
Trong bàn ăn, chúng tôi kể lại những chuyện vui buồn trong thời lính chiến ngày xưa. Anh Thục cho biết anh được tin máy bay anh Phạm văn Thặng lâm nạn tại Kontum vào lúc 5.30 giờ chiều ngày 26.5.72. Ngay sáng hôm sau Sư Đoàn 1 KQ cho một phi cơ A37 đưa anh từ Đà Nẵng vào phi trường Pleiku. Phi công của chiếc A37 này lại là người em cột chèo của anh, Thiếu Tá Trịnh Đức Tự (sau này đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Quế Sơn). Nhưng khi đến Pleiku, anh được cho biết tình hình ở Kontum rất nặng nề, chưa thể tìm được anh Thặng nhưng sự sống sót rất mong manh, không còn chút hy vọng nào. Thục đã bay trở lại Đà Nẵng trong ngày. Đến tối, anh được BTL/KQ cho biết là thi thể anh Thặng đã được đưa về Tử Sĩ Đường ở Tân Sơn Nhất.
Khi anh cùng người anh cả vào nhận xác, thấy đầu anh Thặng không còn, nên quyết định cho tẩm liệm ngay, không muốn cho gia đình biết thêm điều đau đớn này Anh đã tột cùng xúc động khi quá thương tiếc người anh khả kính đã từng có với mình cả một trời kỷ niệm tuổi thơ, đặc biệt khi còn ở miền Bắc. Anh Thặng là người con thứ sáu và anh Thục là người con thứ tám của gia đình. Năm Thục vừa tròn 12 tuổi và anh Thặng 16, đã cùng gia đình di cư vào Nam, sống và lớn lên ở thành phố Huế. Không chỉ là anh em, hai người còn là đôi bạn thân thiết, cùng theo học trường Pellerin nổi tiếng do sự giúp đỡ tận tình của các Linh mục và Sư huynh, trước khi chia tay vào quân ngũ. Vài ngày trước khi hy sinh, như là điềm báo trước, anh Thặng gọi điện thoại về Đà Nẵng thăm anh và hỏi han khá nhiều về mọi người trong gia đình.
Tôi kể lại hành động can trường của anh Thặng mà tôi đã được chứng kiến từ khi anh lên vùng cho đến lúc hy sinh, và người bạn tù Lôi Hổ của tôi kể lại việc lấy xác của anh sau khi lâm nạn. Anh Thục ngồi nghe và khóc sụt sùi. Trước khi chia tay, anh xin địa chỉ e-mail của bạn tôi, bảo sẽ báo tin này cho cô con gái lớn của anh Thặng, hiện định cư ở Đức để cháu cám ơn người đã giúp lấy xác ba cháu. Hai ngày sau, người bạn chuyển cho tôi bức điện thư với lời lẽ rất lễ phép, cảm động dễ thương của cháu Phạm Hồng Phương, con gái lớn của anh Thặng.
Vào tối ngày 29.4, được thư mời của anh Thục, chúng tôi đến nhà hàng Paracell tham dự một Chương Trình Tưởng Niệm do cá nhân anh phối họp với người bạn thân, chiến hữu Đặng Thành Long, một cựu SQ Hải Quân, tổ chức. Anh đón chúng tôi trước cửa Nhà Hàng, nơi có bàn thờ nhiều vị Tướng Lãnh và Sĩ Quan VNCH đã hy sinh tại chiến trường hay tuẫn tiết trước giờ mất nước. Buổi Tưởng Niệm được tổ chức thật chu đáo, và nhiều ý nghĩa, trong không khí tôn nghiêm và cảm động. Tất cả tiền thu được dành hổ trợ những người đấu tranh trong nước đang bị tù đày khốn khổ. Cũng trong đêm nay, tôi được hân hạnh gặp bác sĩ Ngô Thế Khanh, một cựu y sĩ Không Quân tại Pleiku, một người lúc nào cũng trọn tấm lòng với anh em.
Cái tình chiến hữu anh đã dành cho làm tôi cảm động. Tôi cũng được gặp một số các anh phi công khác. Tất cả đều có một thời oanh liệt, ngang dọc trên bầu trời quê hương và hào hùng trên đầu quân địch. Đêm nay cũng có người phi công mà tên anh có lẽ người cựu lính nào cũng biết. Bởi những bài ký sự chiến trường, mà ai đọc qua cũng phải ngưỡng mộ anh, không những cảm phục về tài bay bổng mà còn có một trí nhớ thật phi thường. Người hùng Vĩnh Hiếu, Lead gun của Phi Đoàn Thần Tượng 215. Phi Đoàn mà đơn vị tôi có nhiều gắn bó nhất, lúc còn hoạt động ở khu vực Sông Mao, và khi ấy người anh cả cuối cùng của Phi Đoàn, Trung Tá Khưu văn Phát còn là Đại úy Trưởng Phòng Hành Quân. Đêm nay, đã trải qua 35 năm dâu bể, nhưng Vĩnh Hiếu vẫn rất trẻ trung, với đôi mắt sáng, hàm râu mép hào hoa, nụ cười rạng rỡ, với những cái bắt tay thật chặt ân tình và những chuyện chiến trường, chuyện đồng đội sôi nổi dường như không muốn dứt. Như vậy đó, mà anh đã từng là một phi công trực thăng võ trang gan dạ hào hùng trên khắp chiến trường Vùng 2 khói lửa năm nào. Ngồi nói chuyện với anh, tôi thầm nghĩ, nếu bây giờ trở lại chiến trường, Thần Tượng Vĩnh Hiếu này cũng vẫn là một Lead Gun hào hùng(và hào hoa) như thuở trước.
Qua anh Thục, hôm sau tôi liên lạc được một người bạn phi công anh hùng khác. Người mà tôi đã từng chứng kiến và ngưỡng mộ về tài năng và sự can đảm phi thường. Thiếu Tá Hàn văn Trung. Năm 1973, khi ấy Hàn văn Trung còn mang cấp bậc Đại Úy, giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 235 Sơn Dương ở Pleiku.
Hôm ấy, tôi nhận lệnh Đại Tá Bùi Hữu Khiêm, TMT Sư Đoàn 23BB, cùng bay trên chiếc C&C của Phi Đoàn 235, để bốc khẩn cấp số thương binh, trong đó có Thiếu Tá Cang, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2/44 ra khỏi căn cứ Võ Định. Căn Cứ nằm phía Bắc Kontum khoảng 15 cây số, bên cạnh QL 14 trên đường đi Dakto, trên ngọn núi trọc, với một cao điểm có khả năng chế ngự các vùng chung quanh. Đặc biệt, ngay phía dưới là con sông Dak La. Bên kia sông trở về hướng Bắc là vùng địch chiếm từ cuối tháng 4/72, sau khi BTL/ SĐ 22BB tại Tân Cảnh bị tràn ngập và vị Tư Lệnh đã lẫm liệt hy sinh, vùi thân nơi chiến địa. Căn cứ này đã trải qua nhiều trận chiến, bao lần bỏ đi rồi chiếm lại, nên bây giờ chỉ còn là một ngọn đồi xám xịt, hoang tàn loang lổ dấu đạn bom.
Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cang, tốt nghiệp khóa 17 Võ Bị Đà Lạt, nguyên là Sĩ Quan Nhảy Dù. Trong một cuộc hành quân trực thăng vận tại Đông Hà, anh bị thương nặng ở chân phải. Xụất viện, với một thanh sắt vĩnh viễn nằm trong cái chân khập khiễng, được lệnh thuyên chuyển ra khỏi Nhảy Dù về BTL/Quân Đoàn II, giữ một chức vụ tại Trung Tâm Hành Quân. Chỉ một thời gian ngắn, anh khẩn khoản xin ra đơn vị tác chiến, mặc dù Phòng Tổng Quản Trị từ chối vì tình trạng sức khỏe của anh. Anh tiếp tục xin vị Tư Lệnh, và cuối cùng được toại nguyện, bổ nhiệm về nắm Tiểu Đoàn 2/44, mà vị Trung Đoàn Trưởng trẻ tuổi thao lược, lại là người bạn cùng khóa: Trung Tá Ngô văn Xuân.
Đầu năm 1973, vài ngày trước khi có Hiệp Định Paris (Ngưng Bắn Da Beo), Tổng Thống Thiệu ra lệnh các đơn vị cố gắng mở rộng tối đa vùng kiểm soát, đặc biệt chiếm lấy những vị trí quan trọng để cấm ngọn cờ chủ quyền. Tiểu Đoàn 2/44 nhận lệnh phải chiếm bằng được căn cứ Võ Định, cao điểm trọng yếu tận cùng phía Bắc Kontum.
Với sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ, hữu hiệu của Không Quân và Pháo Binh, Tiểu Đoàn 2/44 của Thiếu Tá Cang được trực thăng vận bất ngờ xuống ngay vùng địch, đánh một trận khá đẹp, nhanh chóng tiêu diệt lực lượng địch án ngữ phía dưới và dễ dàng chiếm lĩnh căn cứ trên ngọn đồi Võ Định. BCH Tiểu Đoàn, Đại Đội CHYT và một Đại Đội tác chiến trách nhiệm phòng thủ căn cứ. Các Đại Đội còn lại bung ra hoạt động các vùng lân cận. Một toán Công Binh được thả xuống ngay sau đó để tu sửa lại hệ thống phòng thủ, nhất là vị trí dành cho một trung đội pháo binh 105 ly sẽ được thả xuống nay mai. Ngày N+1 tình hình hoàn toàn yên tĩnh, nhưng sáng sớm hôm sau, pháo địch từ bên kia sông thi nhau ập xuống. Địch đã có sẵn các yếu tố tác xạ và sử dụng tối đa các loại pháo, liên tục và chính xác. Những công sự phòng thủ chưa kịp tu bổ xong đã bị phá hủy. Thiếu tá Cang và một số sĩ quan và binh sĩ bị thương, kể cả anh Sĩ Quan trưởng toán Công Binh.
Ngày hôm sau, tình hình trở lại yên tĩnh trong không khí căn thẳng nặng nề. Sau khi Sao Mai 09, (phi cơ quan sát L-19) hướng dẫn hai phi tuần đánh bom vào các điểm nghi ngờ vị trí đặt pháo của địch, hai chiêc trực thăng tản thương, được yểm trợ bởi các gunships, đáp xuống căn cứ để bốc thương binh. Riêng Thiếu Tá Cang tình nguyện ở lại cùng đơn vị. Nhưng khi chiếc thứ nhất vừa đáp, hằng loạt pháo địch lại thi nhau rót xuống. May mắn chỉ có người co-pilot bị thương nhẹ, nhưng máy bay bị trúng đạn, không cất cánh được. Chiếc thứ nhì quyết không bỏ đồng đội, đáp xuống bốc phi hành đoàn trong tiếng nổ và khói lửa mù trời của pháo địch.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, BTL Sư Đoàn quyết định rời bỏ căn cứ Võ Định để tránh tổn thất do trận địa pháo của địch. Tiểu Đoàn 2/44 rút về Căn Cứ Eo Gió, nằm phía Nam Võ Định khoảng bốn cây số. Nhưng phải giải quyết số thương vong và anh Tiểu Đoàn Trưởng không thể di chuyển theo đoàn quân bộ chiến được. Tôi được vị Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn giao cho trách nhiệm tháp tùng trên chiếc C&C của Phi Đoàn 235 thi hành nhiệm vụ khá gay go nhưng rất khẩn cấp này.
Đến bãi đáp B15, tôi gặp người chị huy hợp đoàn trực thăng hôm ấy. Rất vui mừng khi gặp lại Đại Úy Hàn văn Trung, Trưởng Phòng Hành Quân Phi Đoàn 235. Tôi đã từng bay đổ quân với anh vài lần, thích bản tính vui vẻ và thầm thán phục về khả năng chỉ huy và bay bổng của anh. Sau khi nghe tôi trình bày tình hình và mục tiêu, cũng như lời dăn dò của vị TMT /SĐ, Đại Úy Trung gọi các phi công lại để bàn kế hoạch. Tôi lên chiêc C&C do Trung điều khiển, cất cánh trước cùng với hai trực thăng võ trang. Sau một vòng bay để quan sát kỹ lưỡng địa thế, anh Trung bay vòng lại và gọi tất cả phi cơ còn lại lên vùng. Tôi thấy anh cho một số phi cơ bay tản ra nhằm đánh lạc hướng địch, để hai trực thăng khác bất ngờ đáp xuống căn cứ. Nhưng không tránh được sự quan sát của địch. Chiếc trực thăng vừa can đảm xuống thấp và lấy hướng an toàn bay vào, thì pháo địch đã nổ ngay trên bãi đáp. Đại Úy Trung cùng hai trực thăng võ trang liền xuống thấp yểm trợ, và cùng lúc ra lệnh cho chiếc trực thăng này bay ra theo hướng an toàn nhất, chiếc thứ hai bay từ hướng khác tìm cách bất ngờ xuống bãi đáp. Nhưng pháo địch tiếp tục ập xuống. Nhìn chiếc trực thăng bay lên từ trong một vùng khói lửa, chúng tôi ai cũng căng thẳng, hồi họp lo âu. Đại úy Trung ra lệnh cho cả hợp đoàn bay về Kontum lấy xăng.
Sau gần một giờ nghỉ ngơi và nghiên cứu một kế hoạch khác, Đại úy Trung gọi các phi công lại, thảo luận kế hoạch và phân chia nhiệm vụ. Lần này anh sẽ đích thân lái chiếc C&C đáp xuống bốc thương binh. Dường như Trung vừa mới quyết định một điều bất thường, ngoại lệ, nên tất cả mọi người đều tròn mắt nhìn anh ái ngại. Anh nổ máy, đích thân điều khiển phi cơ. Anh bay thật thấp dọc theo con suối chảy dài phía bên trái quốc lộ 14, trong khi hai gunships bay hai bên và tác xạ trước vào các điểm nghi ngờ. Hơp đoàn còn lại bay theo phía sau xa. Anh bay thấp đến nỗi các hàng lau sậy nằm rạp xuống ngay dưới bụng máy bay, nước dưới suối bắn tung lên. Đã từng rất nhiều lần ngồi trên trực thăng, nhưng chưa bao giờ tôi bị “bay” rất nhanh với một độ thấp như thế. Mấy lần tôi suýt thét lên, khi chợt thấy phía trước là một cây cao hay một tảng đá, nhưng anh đã tài tình lách qua tránh khỏi. Tôi có cảm tưởng chiếc trực thăng như là một món đồ chơi nhỏ bé trong tay anh.
Con suối khá dài, dẫn tới triền đồi Võ Định. Anh Trung tiếp tục bay sát theo ngọn đồi. Tôi có cảm giác như chiếc trực thăng đang bò lên căn cứ. Địch quân không hề hay biết. Nhưng khi anh bất ngờ đáp xuống, bụi mù bốc lên, địch mới phát hiện và pháo bắt đầu nổ. Cát, sạn, và có thể có cả mảnh đạn nữa, bay rào rào vào thân và kiếng phi cơ. Nắm chặt khẩu M-18, tôi chưa biết xử trí thế nào, thì thấy anh Trung bảo người co-pilot giữ cần lái, rồi mở cửa máy bay nhảy xuống. Tôi nhảy theo anh, chạy về hướng hầm chỉ huy đốc thúc, phụ lực khiêng và dìu thương binh ra phi cơ. Thương binh khá đông, có tới trên 10 người. Thiếu Tá Cang nhìn chúng tôi lo lắng, nhưng đại úy Trung rất bình tĩnh ra dấu cho tất cả lên máy bay. Đạn pháo vẫn tiếp tục rót xuống, một vài thương binh lại bị thêm ít mảnh đạn. Trung là người cuối cùng bước lên tàu khi anh co-pilot điều khiển cho phi cơ quay đầu lại và bay nhanh xuống đồi.
Đáp xuống bãi đáp B-15. nhìn thấy trên thân và kiếng phi cơ lỗ chỗ nhiều vết đạn, Thiếu Tá Cang và tôi đã ôm chầm lấy Trung và người co-pilot. Giọt nước mắt biết ơn và cảm phục đã lăn xuống gò má của tất cả những người lính bộ binh vừa được Trung và phi hành đoàn bốc ra từ cõi chết.
Trở về Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn ở căn cứ B-12, tôi gặp hai ông Đại tá Tư Lệnh Phó và TMT Sư Đoàn. Kể lại phi vụ đặc biệt của Phi Đoàn 235, tôi hết lời ngợi ca và xin đề nghị tưởng thưởng cho đại úy Trung một Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, và các anh còn lại của phi hành đoàn mỗi người một ngôi sao vàng. Hai ông đại tá hứa sẽ làm theo đề nghị của tôi( Nhưng không biết sau này kết quả ra sao). Một vị Trung tá KQ ngồi cạnh anh Sĩ Quan Không Trợ, mà khi vừa mới bước vào tôi không để ý, quay sang nhìn tôi cười:
- Tay Trung này thì có tài và liều lĩnh lắm, nhưng cũng là một tay coi trời bằng vung. Nó đùa giỡn với chiếc máy bay như là một món đồ chơi. Thích biểu diễn kiểu nào là nó làm ngay, và dù có bị “ký củ” hơi nhiều, vẫn cứ cười tỉnh bơ. Vì vậy nên có thừa tài năng và can đảm, nắm Trưởng Phòng Hành Quân mà vẫn chưa mang Thiếu tá được!
Tôi không còn nhớ rõ là đó là Trung Tá Quang hay Trung Tá Vĩnh Quốc. Nhưng tất cả mọi người trong TTHQ đều cười và thán phục. Sau này Thiếu Tá Cang nhận Trung là người anh em kết nghĩa. Sau một cuộc hành quân trở về, hai chàng lại gặp nhau, bù khú ngay trong căn cứ dã chiến của Tiểu Đoàn. Mùa hè 2010, gặp lại anh Cang trong Buổi Họp Mặt Khóa 17 VBĐL tôi báo cho anh biết là tôi vừa nói chuyện với Hàn Văn Trung trong điện thoại. Mắt anh Cang sáng lên. Mừng như sắp được gặp lại người tri kỹ.
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lHCMng. Địch quân khiếp sợ. Không có chiến tích nào mà thiếu sự tham dự của các chàng trai hào hoa ấy. Với những người lính bộ binh như chúng tôi, các Bạn luôn là những cứu tinh, là niềm hy vọng khi đơn vị bị lâm nguy, hay gặp khó khăn trên con đường tiến quân vào vùng địch. Các Bạn cũng là ân nhân của bao nhiêu thương binh và gia đình tử sĩ. Không có sự can trường, sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy của các Bạn, có biết bao chiến binh đã phãi vĩnh viễn nằm lại tại chiến trường, ở một vùng núi rừng lạnh lùng vô danh nào đó. Tôi đã từng theo dõi những phi vụ tản thương của Phi Đoàn 243 Mãnh Sư, từ căn cứ Phù Cát đã phải bay lên Cao Nguyên trong những đêm khuya gió mưa tầm tã. Có chiếc lạc vào những đám sương mù dày đặc, và rớt trên đỉnh núi cùng với số thương binh của chính đơn vị tôi vừa mới được bốc lên. Tôi đã đứng nghiêm trong TTHQ để đưa tay chào vĩnh biệt!
Các Bạn đúng là những cánh én đã từng mang lại bao mùa Xuân cho đồng đội, cho quê nhà. Những cánh én ấy, giờ đây, dù đã phải trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã, dù tan tác chia lìa khắp muôn phương, nhưng vẫn luôn khát khao vẫy vùng trên bầu trời xưa cũ. Tiếc rằng, chúng ta đã phải trải qua một mùa Đông quá dài. Dài hơn cả đoạn đời đẹp đẽ nhất, khi các Bạn còn bay bổng trong bầu trời xanh, trong lửa đạn, mà vẫn vui đùa trước lằn ranh sống-chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc.
Mãi mãi các Bạn vẫn là những cánh én hào hùng. Cho dù những cánh én ấy đang phải ẩn mình để chờ đợi một mùa Xuân.
Phạm Tín An Ninh
Mỹ Anh Shop chuyên quạt trần liền đèn chùm trang trí phòng khách cao cấp sang trọng giá rẻ tphcm
ReplyDelete--------------------------------
Giá rẻ nhất – nhanh nhất – bền nhất – Liên hệ ngay:
Web: quạt trần liền đèn chùm
( Xem tai day): quạt trần liền đèn chùm
( xem tai day ): quat tran lien den chum