Friday, December 16, 2011

Hình ảnh người Lính chiến Việt Nam trong thi ca


Tác giả : Nguyên Trần




Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
(Chinh phụ ngâm khúc-Đoàn thị Điểm)


Từ ngàn xưa, người lính đã biểu tượng cho một cuộc sống hiểm nguy khổ nhọc, phải đêm ngày dãi nắng dầm sương, xông pha nơi lằn tên mủi đạn để gìn giữ an ninh và bảo vệ giang sơn bờ cõi. Trong tinh thần tri ơn người lính, người viết xin ghi lại những vần thơ, lời nhạc viết về lính trải qua ba thời kỳ theo chiều dài lịch sử dân tộc: Thời xưa, Thời chống Pháp và Thời Cộng Hòa.



1) Người lính thời xa xưa:

Lúc bấy giờ, kỹ nghệ máy móc chưa phát triển, phương tiện chuyển vận còn phôi thai thì đời sống người lính phải vất vả trăm chiều. Sống dưới chế độ phong kiến, người dân mà còn phải lận đận lao đao với bao nhiêu sưu dịch thuế khóa thì đời lính càng khốn đốn hơn nhiều. Cứ nhìn hình ảnh " Lính thú đời xưa" thì biết ngay:
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc măng mai
Những dang cùng nứa lấy ai bạn cùng
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng
(Trấn thủ lưu đồn)


Ở cái thời chưa có phương tiện liên lạc thông tin bưu điện, internet… mà người lính phải đóng đồn trên mạn ngược nên tin tức biền biệt lại không có nhạn đưa thư thì kể như ngàn đời xa nhau, thế cho nên người lính đã không ngăn được giòng lệ khi chia tay:
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón đấu, vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
Thùng thùng đánh trống ngũ liên
Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa
(Lính thú đời xưa)


Người lính phải rày đây mai đó hy sinh mạng sống để gìn giữ an bình cho đất nước:
Lệnh vua hành quân, trống kêu dồn, quan với quân lên đường
(Hòn Vọng Phu1- Lê Thương)


Đời lính phải đánh Nam dẹp Bắc, ngoài chống ngoại xâm, trong ngăn giặc rợ thì ra đi khó hẹn được ngày về:
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn
(Chinh phụ ngâm khúc)


Hoặc là:
Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về
( Hòn Vọng Phu 1- Lê Thương)


Thản hoặc có may mắn trở về thì chỉ là:
Phận trai già ruổi chiến trường
Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về
( Chinh phụ ngâm khúc)


Nhưng những người vợ lính tiết hạnh chờ chồng dù rằng:
Thôi đừng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ
những người mang mệnh biệt ly
(Hòn Vọng Phu 2-Ai xuôi vạn lý-Lê Thương)



Đã có biết bao người đàn bà lặn lội gieo neo nuôi con chờ chồng đang chinh chiến miền xa, chờ đợi mõi mòn rồi hoá đá như Hòn Vọng Phu:
Nơi phía Nam nơi núi mờ
Ai bế con mãi đứng chờ
(Hòn Vọng Phu 3- Lê Thương)



Cuộc đời người lính thú thời quân chủ phong kiến cơ cực bần hàn rồi tới lúc quân Pháp xâm chiếm thì họ lại ở vào thế gươm đao chống lại súng ống nên càng dễ chết hơn.


2) Người lính thời kháng Pháp:


Năm Đinh Hợi 1887, Đồng Khánh niên hiệu thứ hai, sau khi chiếm Việt Nam, Pháp chính thức chỉ định ông De Constant làm Tổng Đốc Toàn Quyền Đông Dương thì một số lính thú đã đầu quân theo những anh hùng yêu nước chống Pháp (xin nhắc lại là yêu nước chớ không phải yêu xã hội chủ nghĩa đâu nhé) như: Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Nguyễn Tường Tam… kéo theo nhiều thanh niên Việt Nam cùng nhất tề đứng lên chống lại thực dân Pháp để dành độc lập cho quê hương xứ sở. Đa số các văn nghệ sỹ cũng hăng hái tham gia phong trào tạo nên lúc ban đầu, khí thế bừng bừng tình yêu nước. Điển hình nhất là bài hát "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước đã giục giả bao thanh niên yêu nước lên đường đấu tranh chống Pháp:
Nầy thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối


Bài hát nầy sau đổi lời lại thành bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.

Bài "Lên đàng" cũng của Lưu Hữu Phước cũng được phổ biến sâu rộng trong giới sinh viên học sinh thời bấy giờ
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đường kiếm nguồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng điểm tô non sông từ đây ra sức anh tài


Ngoài ra Lưu Hữu Phước cũng sáng tác bài " Khúc khải hoàn" rất kích động niềm tự hào dân tộc: "dân ta hằng anh dũng, dân ta vẫn oai hùng, dân ta dù nguy biến không nao …"


Tôi còn nhớ Sài Gòn vào đầu thập niên 50 có nhật báo "Dân Ta" của ký giả Nguyễn Vỹ đã chạy logo (giống như en tête) nguyên câu hát trên ngay đầu tựa báo .


Tiếp theo đó, Phạm Duy với bài "Xuất quân" thật hùng tráng như réo gọi mọi người ào ạt xung phong:
Ngày bao hùng binh tiến lên!
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành


Rồi cũng Phạm Duy tiếp nối theo tiếng gọi núi sông với những lời hát đằng đằng khí thế và âm điệu bừng bừng dồn dập:
Một mùa Thu năm xưa, cách mạng tiến ra nước Việt
Bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng
Đoàn người trai ra đi miệng hô lớn
Quyết chiến! Quyết chiến! Chân oai nghiêm đều tiến

Đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cày đợi ngày
Ngày mai bao ấm no, diệt xong quân Pháp kia, cười vang ta hát câu tự do
(Nhạc tuổi xanh)


Thừa thắng xông lên, Phạm Duy viết một ca khúc mà lời ca sắt máu:
Một đoàn người trai hiên ngang, mang trên vai nợ máu xương, vui ra đi không buồn tiếc thương

Ngày nào phơi xác nhớ không? Thây rơi mênh mông trên khắp phố phường
Thân ôm tường, đầu gục đầu. Ai trên đường người nhuộm máu
Thây rơi trong đêm khuya lấp chiến hào

( Khởi hành)


Văn Cao cũng góp phần vào dòng nhạc đấu tranh chống Pháp mà sau nầy trở thành bài quốc ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Áo quần bán trước cửa nhà bán sau):
Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
(Tiến quân ca)


Bài hát nầy, tôi nhớ thời đó có người nhại lại là:
Đoàn quân Việt Minh đi trong rừng núi khuất
Thấy xe tăng thiết giáp quân Tây tràn lan
Cờ tam sắc phất phới đi đàng trước
Súng cà nông mi trây dết đi đàng sau


Văn Cao cũng ca ngợi những những người lính anh hùng vì nước quên mình:
Bao kiếm mã lên đường, lạnh lùng vung gươm ra sa trường
Quân xung phong! Nước non đang chờ mong tay ngươi
Hồn sông núi khí thiêng muôn đời
(Chiến sĩ Việt Nam)


Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ cũng viết một bản nhạc đấu tranh nhưng âm điệu nhẹ nhàng réo rắt:
Trong đêm thâu quanh ánh lửa hồng dưới ngàn cây xanh lá
Anh em ta quây quần chốn nầy cất cao muôn lời ca
Đêm hôm nay ta nắm tay nhau ta hát cho quên sầu
Mai ra đi không chút vấn vương, chiến trường kia tranh đấu
Và tài trai chí bốn phương một lòng quyết lên đường
Lửa bùng lên tí tách reo như gợi mối căm hờn
(Quanh lửa hồng)


Riêng về dòng thơ thời kháng Pháp thì có nhiều bật thức giả chí sĩ anh hùng chủ trương dành độc lập qua đường lối ôn hòa đứng đắn (giống như thánh Gandhi bên Ấn Độ), canh tân xứ sở với phong trào Duy Tân mà tiêu biểu nhất là hai cụ Phan Bội Châu và Phan châu Trinh.

Cụ Phan Bội Châu hô hào đồng bào dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho đất nước không màn nguy nan:
Thân nọ hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu gian hiểm sá gì đâu
(Tự Vịnh)


Cụ cũng vận động thanh niên đứng lên đấu tranh:
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Soi máu nóng để rửa vết dơ nô lệ
Mới thế nầy là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân
(Chúc Tết thanh niên)


Cụ Phan Bội Châu còn hung đúc tinh thần kẻ sĩ bằng cách bảo rằng vận nước lâm nguy là một thử thách đấng anh hùng:
Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dụng thường

Dịch:
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết
Anh hùng hào kiệt có hơn ai


Cụ Phan Châu Trinh cũng khích động lòng yêu nước của những người trai nước Việt sớm ra tay cứu vớt non sông:
Làm trai quyết gánh gánh gian nan
Dám nại xa xôi bỏ giữa đàng
(Cảm tác)


Cụ còn kêu gọi mọi người yêu nước nhất là giới sĩ tử hãy gát bút lên đường hi sinh cho quê hương:
Cuộc đời ngoảnh lại vắng không
Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu
Cường quyền dậm đạp mái đầu
Văn chương tám vế say câu mơ màng
(Chí thành thông thánh)


Nhà thơ Quang Dũng cũng đứng lên đáp lời sông núi để vùng lên chống ngoại xâm qua lời thơ đầy cảm xúc rung động:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
(Tây Tiến)


Nhà thơ sau đó vì không chịu yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa nên bị trù giập và chết trong thảm thương đói khổ.

Hữu Loan tác giả bài thơ bất tử " Màu tím hoa sim"thì cũng đã hy sinh tình yêu của cô vợ trẻ mới cưới Lê Đỗ thị Ninh để lên đường thi hành nhiệm vụ người trai thời ly loạn:
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi


Nhưng định mệnh tàn nhẫn đã giết người vợ hậu phương trên dòng sông oan nghiệt:
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em gái nhỏ hậu phương

Bút tích "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan


Và chính bài thơ nầy mà Cộng Sản đã dìm cả thi tài nhà thơ Hữu Loan xuống bờ vực thẳm vì "đầy tính tiểu tư sản phản động"

Cuộc chiến chống thực dân Pháp đang trên đà bừng bừng khí thế với hàng hàng lớp lớp người con yêu của mẹ Việt Nam noi gương tiền nhân liều thân đấu tranh để dành độc lập cho quê hương thì năm 1945, Việt Minh đã lộ bộ mặt thật là tay sai Cộng Sản Quốc Tế, đã hợp tác với kẻ thù thực dân để tiêu diệt những thành phần quốc gia yêu nước chân chính, đưa cuộc chiến chống Pháp đến khúc quanh mới và đưa đất nước Việt Nam vào quỹ đạo Cộng Sản với bản tuyên ngôn độc lập dõm mà Hồ Chí Minh tuyên đọc tại Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Những chiến sĩ quốc gia bây giờ phải ở trận tuyến vừa đối đầu với Việt Minh vừa kháng Pháp cho tới ngày 20 tháng 7 năm 1954 hiệp định Genève ra đời, Pháp rút khỏi Việt Nam và đất nước chính thức bị chia đôi ngay vĩ tuyến 17 với lằn ranh là con sông Bến Hải: miền Bắc theo chế độ Cộng Sản tức là Việt Cộng và miền Nam theo chế độ tự do, mở màn cho cuộc chiến giữa Tự Do và Cộng Sản hay gọi ngắn gọn là cuộc chiến Quốc Cộng. Và cũng từ đó cuộc di cư vĩ đại của hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc vào Nam tìm tự do cùng góp phần vào công cuộc đấu tranh chung dưới lá cờ tự do nhân bản.

3) Người lính Cộng Hòa:

Có thể nói cuộc chiến Quốc Cộng 1954-1975 là cả một thiên anh hùng ca đầy vinh quang và xúc động của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Đã có không biết bao văn thơ nhạc đề cao cuộc chiến đấu anh dũng và nhân bản cũng như những cuộc tình lãng mạn thơ mộng của người lính. Đó cũng là thời kỳ những đóa hoa thơ nhạc chinh chiến nở rộ ca ngợi vinh danh những người trai thế hệ đã bỏ lại đàng sau những cuộc vui tuổi trẻ, những ước vọng thanh xuân để dấn thân vào vòng lửa đạn bảo vệ quê hương thân yêu.

Biết bao "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" đã phải từ giã mối tình thơ mộng học trò, từ giã mái trường thân yêu để lên đường chinh chiến:
Từ đó tình yêu cũng đổi ngôi
Con chim thời nhỏ đã tung trời
Ta rời xóm học vào sương gió
Chuyện cũ tình xưa cũng pha phôi
(Nhặt cỏ sân trường-Mường Giang)


Đời lính ngoài việc số mệnh ngàn cân treo sợi tóc còn rất nhiều gian khổ phong sương, tuy vậy người chiến binh vẫn phấn đấu vượt qua hết để giữ yên tay súng:
Bốn chuyến di hành ngày mệt ngất
Dừng quân đây nói chuyện tiếu lâm chơi
Hãy tựa gốc cây ngắm bóng mây trời
Hãy tưởng tượng mình đang đi picnic
(Chiến tranh và tôi-Nguyễn Bắc Sơn)


Để rồi một ngày, người lính hát khúc hoan ca trở về thành phố với chiến thắng vinh quang cho người dân hậu phương và bao thiếu nữ xuân thì:
Chiến y làm hồng má hây hây
Mắt đa tình gợn suối tóc bay bay
(Chiến y làm đẹp phố phường-Lệ Khánh. Em là gái trời bắt xấu)


Có biết bao người lính Cộng Hòa chúng ta đã ra đi mà không hẹn ngày trở lại vì:
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Lương Châu Từ - Vương Hàn)
(Say khướt chiến trường xin chớ nhạo
Xưa nay chinh chiến mấy ai về)



Mà nếu chàng có về thì đôi khi là:
Anh trở về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá
(Kỷ vật cho em - Linh Phương)



hoặc vào một buổi hoàng hôn ảm đạm âm u:
Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vả chít khăn sô vĩnh biệt
(Kỷ vật cho em - Linh Phương)



Để cho người góa phụ trẻ còn đang còn đang trong tuổi mơ yêu phải:
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ
(Tưởng như còn người yêu- Lê thị Ý)


Và người góa phụ trẻ đau khổ nhìn chồng được vinh thăng:
Em không nhìn được xác chàng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong
(Tưởng như còn người yêu-Lê thị Ý)


Chiến tranh là mất mác chia ly cho bao nhiêu dân lành bất hạnh, cho nên ngày tàn cuộc chiến là hình ảnh đau thương tang tóc:
Quê hương khói lửa cay nồng
Quê hương sau trận chiến đồng cỏ xanh
(Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa- Lê thị Ý)


Cuộc chiến phi nhân do Việt Cộng phát động theo lệnh quan thầy Nga Hoa đã kết thúc trong bi thảm nhục nhằn của miền Nam theo thế cờ quốc tế. Đó đây vang dội những lời kêu than bi thiết:
Mẹ ơi con mẹ chưa già
Giữ quê quê mất, dựng nhà nhà tan
(Hà Huyền Chi)


Và làm còm cỏi héo hắt thêm cho những bà mẹ ngóng tin con:
Chiến trận nghe tàn đã bảy măm
Trai đi chiến trận vẫn mù tăm
Mẹ già lảng đảng ngoài sân lạnh
Không biết tìm ai để hỏi thăm
(Viên Linh)



Riêng về nhạc lính thì có thể nói là không biết cơ man nào kể cho hết, chắc là hơn phân nửa dòng nhạc từ năm 1954 tới 1975 đã viết cho lính: gương hy sinh kiêu hùng, mối tình đẹp, đời sống gian khổ phiêu bạt…

Đời lính bắt đầu từ những thông báo của làng nước kêu gọi thanh niên từ khắp mọi nơi đứng lên đáp lời sông núi:
Vài hàng gởi anh trìu mến
Vừa rồi làng có truyền tin
Nói rằng nước non đang mong
Đi quân dịch là thương nòi giống
(Bức tâm thư- Lam Phương)


Chàng trai đã giã từ người yêu, xóm làng để tòng chinh diệt giặc:
Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều lắm
Mưa thắm ướt vai gầy, mưa giá buốt con tim
Mình cầm tay nhau, chưa nói hết một câu
Thôi đừng buồn anh nhé! Tiếng còi đã ngân dài
(Một người đi – Mai Châu)



Ra đi nhưng chàng trai vẫn không quên nhắn nhủ bạn bè thân tình còn ở lại là chàng chỉ về khi quê hương sạch bóng quân thù:
Rồi đây mai nầy ai hỏi đến tên tôi
Bạn ơi! Hãy nói khoác chiến y rồi
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên
Giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
Có về là khi nước non vui bình yên
(Biệt kinh kỳ-Minh Kỳ)


Vào quân trường với phút đầu bỡ ngỡ nhưng sau đó chàng trai đã quen đi với nếp sống "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu". Sau thời gian huấn nhục, chàng tân binh mong chờ người đẹp đến thăm:
Hôm nay ngày chúa nhật, vườn Tao Ngộ, em đến thăm anh
Đường Quang Trung nắng đổ xa xôi
Mà em đâu có ngại khi tình yêu ngun ngút cao lên rồi
(Vườn Tao Ngộ- Nhật Hà)


Mặc cho nhiều gian khổ quân trường, những chàng trai sẽ đi về nơi gió cát vẫn hiên ngang tự hào nối gót cha ông bảo vệ giang sơn:
Ta là đoàn sinh viên xếp bút nghiên
Đi theo tiếng gọi của non sông
Ngày ta đi lệ thắm khăn hồng
Ngày ta đi là mẹ chờ mong
(Sinh viên Thủ Đức hành khúc)


Sau khi tốt nghiệp, những người lính hào hùng tung đi khắp bốn phương trời. Người thì vổ cánh chim bằng để bảo vệ vùng trời quê hương:
Ta là đàn chim bay trên cao xanh
Khi nhìn qua khỏi nhưng kinh thành tan
Đôi cánh tung hoành vuợt trên mây xanh
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
(Không Quân Hành Khúc)


Có chàng thì theo những đoàn tàu chiến thỏa mộng hải hồ giữ yên vùng sông biển:
Thân phơi trên Nam băng dương
Nước xanh hồn Thái Bình Dương
Ra khơi sóng vang dạt dào
Mênh mông sóng va thân tàu
(Hải Quân Việt Nam)


Nhưng đa số đều in gót chân trên khắp nẽo đường quê hương để lùng diệt giặc:
Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn
Đoàn hùng binh tung sương lướt gió reo vang
(Lục Quân Hành Khúc)


Những chàng trai lính tuy rất anh hùng dũng cảm trên chiến trường nhưng trên tình trường, chàng cũng lãng mạn đa tình hào hoa một mực:
Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát xanh
Và mối tình rất êm đềm
Là tình riêng trong lòng anh yêu em
Có lúc muốn lấy hoa rừng
Anh gửi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời
Kết thành một chuỗi em đeo
Dù rằng đời lính không giàu
Mà chắc không nghèo tình yêu
(Lính đa tình - Y Vân)


Và còn gì lãng mạn hơn là:
Nếu em không là người yêu của lính
Ai sẽ đón em chủ nhật trời xinh
Em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng
Và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng
(Người yêu của lính - Trần Thiện Thanh)


Cũng vô cùng tình tứ:
Nếu vắng anh ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió
Nếu vắng anh ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố
Nếu vắng anh ai đón em khi tan trường về
(Nếu vắng anh-Anh Bằng)

Và cũng vì cái tính đào hoa hào hùng nên lính được nhiều người đẹp yêu mến:
Dù cho sông kia quên bến cũ
Bóng chinh nhân không phai mờ cõi lòng
Dù cho non cao hay suối vắng
Tim em theo cùng
(Mơ người lính chiến - Mai Sơn)


Và mơ ước lứa đôi:
Chiến sĩ của lòng em đắm đuối ước mơ
Ở chiến trường xa dãi nắng dầm mưa
Nhịp bước oai hùng chàng tiến trong tim em
Trong khi vang ca say theo chiến trường
(Chiến sĩ của lòng em-Trịnh văn Ngân)


Đời lính cũng có những vui buồn dễ thương nhưng cũng đau hơn hoạn là sau thời gian dài vắng nhà nên đã xin phép cuối tuần về gặp người yêu hay vợ trẻ đang phơi phới xuân tình. Chàng đã lau chùi súng ống, nạp đạn sẵn sàng để chuẩn bị kích hỏa thì mồ tổ thằng Việt Cộng mò về quấy phá xóm làng làm vị chỉ huy trưởng ra … lệnh cấm trại 100%. Xin các bạn nghĩ xem trên đời có cái gì đau khổ hơn không? Thà chết sướng hơn. Và bọn Việt Cộng thật là tội ác ngút trời:
Một trăm em ơi ! Chiều nay một trăm phần trăm
Một trăm em ơi ! Chiều nay một trăm phần trăm
Người yêu anh ơi ! Chiều nay lại cấm trại rồi
Nào đâu nào biết tâm tư đời lính
Lòng anh nao nao mỗi khi ta hẹn nhau
Với em tâm tình
(100% - Vũ Chương)


Có những cuộc hành quân kéo dài cả hai, ba tuần lễ thế nên trong khi chờ xe đưa về hậu cứ nghỉ ngơi, người lính đã vội viết thư cho người yêu:
Sau ngày hành quân, anh về vui trong chiến thắng
Súng còn mang vai đã viết thư cho người yêu
Em ơi ! Thư vắn hơn tình
Xin em đừng buồn, xin em đừng hờn
Chớ bảo không thèm, không đọc thư anh
(Sau ngày hành quân-Lê Dinh)


Người lính chiến đã ra đi biền biệt thân, dãi dầu sương gió nơi tiền đồn heo hút để người em hậu phương mòn mỏi nhớ thương đợi chờ cho đến lúc nàng vì tình yêu người trai thời chinh chiến đã lặn lội vào nơi địa đầu giới tuyến để thăm chàng:
Em đến thăm, áo anh mùi thuốc súng
Ngoài trời mưa lê thê qua ngàn chốn sơn khê
(Mấy dặm sơn khê- Nguyễn văn Đông)


Cũng có lúc ngồi gác giặc mà người lính mơ ước ngày về với kết nối duyên thề:
Chiến tuyến người trai ôm súng ước mơ
Rủ chinh y trọn ước với câu thề
Theo lối về thôn cũ đường thắm hoa
Gió trăng lạnh tình không phai niềm nhớ
(Mấy độ thu về-Minh Kỳ)


Khi người lính trở về thành phố thăm người yêu thì mặc cho mưa gió mịt mờ trời đất, họ vẫn quấn quít bên nhau để bù lại những ngày xa cách nhớ nhung và chạy đua với những giờ phép phù du mong manh :
Hôm mình đi ciné về mưa nhiều
Áo dài xanh bên áo trắng hoa biển
Anh che cho em đừng làm ướt áo
Anh quen rồi mưa gió " lính mà em"
(Lính mà em-Anh Thy)


Thời gian về phép của người lính rất quý báu, nó được tính từng giờ vì "tân thú bất như viễn quy" cơ mà:
Bốn giờ đi dài thêm bốn giờ về
Thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơi!
Ta đưa ta đến vùng tuyệt vời
(Hai mươi bốn giờ phép-Trúc Phương)


Cũng có lúc vì những bất thường vô định trong đơn vị, người lính đã phải lỗi hẹn với người yêu để nàng khắc khoải đợi chờ:
Chinh chiến nên anh cuối tuần không đến
Một lần xa cách trăm vạn lần thương
Gục đầu nghe tiếng tình yêu dỗi hờn
Những chiều không anh đến tìm
Thương dài từng bước cô đơn
(Nếu đời không có anh- Hoàng Trang)


Lênh đênh giữa sóng nước đại dương, chàng lính thủy nhìn những con sóng trắng xóa bạt ngàn rồi tưởng chừng một loài hoa biển tặng người yêu:
Tại em khi xưa yêu hoa màu trắng
Tại em suy tư bên bờ vắng
Nên đêm vượt trùng anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em
Cho anh thì thầm
Em ơi! Tình mình trắng như hoa đại dương
(Hoa biển-Anh Thy)


Có người lính phi công bay lượn trên không gian để trút bom xuống đầu địch nhìn ra không gian bao la bỗng thấy mây trời kết thành màu tuyết trắng ngần mà nhớ tới người yêu:
Vượt cao vút cao mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần
Tuyết ơi! Xin nhuộm trắng tâm hồn em gái nhỏ tôi yêu
(Tuyết trắng- Trần Thiện Thanh)


Người lính chiến dù gian nguy khổ nhọc vẫn giữ được bản chất hào hoa nghệ sĩ của mình:
Để rồi một năm nơi biên cương dấn bước thân trên sa trường
Ngày thì tìm vui bên chiếc súng khi đêm anh vui với đàn
(Chiều hành quân - Lam Phương)


Người lính Việt Nam Cộng Hòa đã đặt chân trên từng tấc đất quê hương để lùng diệt địch, từ cao nguyên đèo heo hút gió, miền Trung khô cằn sỏi đá cho tới vùng sình lầy Hậu Giang đâu đâu cũng thấy hình ảnh người lính chiến kiêu hùng đáng yêu:
Giờ nầy anh ở đâu? Pleiku gió núi biên thùy
Giờ nầy anh ở đâu? Miền Trung hỏa tuyến địa đầu
Giờ nầy anh ở đâu?Cà Mau tiếng sét u minh rừng
(Giờ nầy anh ở đâu- Khánh Băng)


Nhưng cho dù anh ở đâu thì người hậu phương vẫn yêu thương anh với tất cả tấm lòng trang trọng:
Dù rằng anh ở đâu anh ở đâu vẫn yêu anh hoài vẫn yêu anh hoài
Yêu suốt đời
(Giờ nầy anh ở đâu - Trần Thiện Thanh)


Có chàng trai để lỡ một cuôc tình rồi sau một thời gian giong ruổi chinh y trở về gặp lại cố nhân giờ đã tay bế tay bồng:
Mộng đời còn có đêm nay ta hò hẹn ôn lại chuyện chúng mình
Đời tôi đã bao năm gió sương gót chân in chiến trường
Làm quen với đêm canh gió lộng, với mưa khuya núi rừng
(Chuyện chúng mình- Trúc Phương)


Cũng đôi khi có chuyện trớ trêu là người lính chiến trên đường hành quân với cái chết rình rập nhưng chàng lại an bình để nhận được hung tin là người yêu đã ra đi:
Nhưng không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ phương xa
Một đêm buồn có gió đông qua
(Chuyện tình Mộng Thường-Trần Thiện Thanh)


Có lẽ đối với lính, mùa Xuân là mùa buồn nhất. Theo truyền thống thiêng liêng của dân tộc, Tết là thời gian sum họp gia đình, dù ai bôn ba xuôi ngược nơi xa xăm nào thì ba ngày Tết cũng phải cố sắp xếp mà về quay quần với những người thân yêu. Người lính chẳng những không có cái hạnh phúc vui vầy đó mà lại càng phải vất vả khổ nhọc hơn trong sứ mạng bảo vệ an ninh xóm làng cho mọi người đón Xuân. Có nhiều lúc, từ tiền đồn nơi...
Các anh đi đến bao giờ trở lại, Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong


http://www.youtube.com/watch?v=DhiR5x6Nxig
ANH VỀ THỦ ĐÔ ... nước Nam tự do
http://www.youtube.com/watch?v=r5WoVylGnQE


Thiên hùng ca QLVNCH
http://www.youtube.com/watch?v=svB8ABa--v0










Mộ người lính không tên bên quốc lộ 13, đường vào An Lộc

CÁM ƠN ANH ! Người chiến sĩ vô danh

http://www.youtube.com/watch?v=2OwSnr9JcQA






Mẹ Việt Nam ơi ! chúng con vẫn còn đây
http://www.youtube.com/watch?v=rWdloUNWZwg


Trần Thiện Thanh & Người Lính Việt Nam Cộng HòaChiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em
Nhớ ơi là nhớ đến bất tận, em ơi, em ơi!
Giờ này thương xá sắp đóng cửa
Người lao công quét dọn hành lang
Giờ này thành phố chợt bừng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm
Ôi, Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm
Ôi, Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghjiêm
Ôi, em tôi, Sài Gòn không buổi tối
Giờ này thành phố chợt bừng lên
Em dòng lệ bất giác chảy tuôn
Nghĩ tới một điều em không rõ
Nghĩ tới một điều em sợ không giám nghĩ
Đến một người đi giữa chiến tranh
Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh, nghĩ tới anh ...

(Chiều Trên Phá Tam Giang)

Những bài hát vẽ lại cho chúng ta thời chiến tranh đang đốt cháy những phần đất trên quê hương, nhưng con người chưa tuyệt vọng, tình người chưa suy đồi

Tôi biết, không phải mình tôi nghĩ về tôi biết, không phải mình tôi nghĩ về Nhật Trường mà tất cả mọi người trong chúng ta ai ai cũng có những giấy phút nghĩ đến người nhạc sĩ với những nét nhạc nồng nàn nhất của chiến tranh Việt Nam.
Khi ở Việt Nam, tôi còn là một cô bé chưa đủ tuổi để yêu nên tôi thích nghe những loại nhạc trẻ nhiều hơn. Tôi cũng thích nghe nhạc của Phạm Duy, Từ Công Phụng, Nguyễn Văn Đông và Trần Thiện Thanh . Nhưng lối thưởng thức nhạc của tôi lúc ấy rất khác với bây giờ . Những lúc rảnh rỗi tôi đã bỏ hàng giờ nằm trong căn phòng thật im lặng nghe những băng nhạc mới có, cũ có ... Nhưng chỉ có những bản nhạc ca ngợi hay nói về tình yêu của người lính VNCH mà tôi đã gặp, đã được nhìn thấy hình ảnh qua những cuốn phim thời sự . Những người lính trông thật khắc khổ, lẻ loi, dọc theo những quốc lộ, bìa rừng của vùng cao nguyên xa xôi hiểm trở . Những lần dừng chân họ đã nằm, ngồi rải rác bên những gốc thông trên một khu đồi rộng, và hành trang là một cây súng, ba lô lỉnh kỉnh, những nồi chảo móp méo, nét mặt mệt mỏi, bơ phờ, chịu đựng của họ ... Khiến tôi cảm động và xót xa cho những người lính và nuối tiếc cho sự hy sinh của họ, nuối tiếc quê hương nơi đó có biết bao nhiều anh hùng đã vì nước quên mình... và có những lúc tôi ao ước làm được một cái gì đó cho quê hương quá ư là đoạ đày của chúng ta.
Tôi thấy những tình khúc lính của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác rất hay, và rất ư là tình tứ . Tôi nghĩ chỉ có nhạc của Trần Thiện Thanh mới diễn tả được tất cả những ưu tư, những ước muốn của một đời lính . Tôi thích nhất bản Biển Mặn vì trong đó tôi cảm nhận tình quê hương, tình yêu đôi lứa chan hoà trong đó :
Người yêu tôi, tôi mới quen mà thôi
Lúc dừng chân trên vùng vừa tiếp thu
Vùng hoang vu bóng dừa bờ cát dài
Gió lên từng chiều nàng xoả tóc trên biển xanh .
Người yêu tôi hay khóc trong chiều mưa
Lúc màu xanh biển mặn đục sắc mây
Bảo yêu ạnh, em muốn chuyện đôi mình
như màu xanh biển tình trong chiều xinh rất xinh...


Cùng với những nhạc sĩ như Duy Khánh, Phạm Thế Mỹ, Anh Việt Thu...V...V...V .nhạc sĩ Nhật Trường đã tạo nên thế hệ âm nhạc Việt Nam vào thời chiến tranh tiêu biểu cho con người Việt Nam không cộng sản sống ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Khói lửa chiến tranh ngút ngàn nhưng vẫn không tiêu diệt được đạo đức, luân lý và tình yêu, tình yêu gia đình . Trong khi đó, cộng sản không thể đào tạo được một nhạc sĩ có sức sáng tạo mãnh liệt, đa dạng như nhạc sĩ Nhật Trường . Những khi gia đình quây quần xum họp hay bạn bè gặp mặt tôi thường hay hát, vui vui trong lòng thì hát : Tuyết Trắng, Bảy Ngày Đợi Mong, Khi Người Yêu Tôi Khóc, Không Bao Giờ Ngăn Cách. Hay hơn nữa là " Hoa Trinh Nữ" . Bài hát với lời ca ngô nghê, dễ thương như một người lính trẻ, nhập ngũ tòng quân khi mới 18 tuổi . Mang trong lòng hình ảnh của cô bé học trò hàng xóm khi lên đường hành quân. Nhưng ai cấm được lòng của anh lính trẻ :
Xưa thật là xưa nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa
Có ông vua trẻ, xuất binh qua vùng dẹp quân xâm lấn
Khi vua kéo quân về tình cơ gặp một giai nhân
Vua xao xuyến tâm hồn truyền nàng vào chốn hoàng cung
Truyền cho khắp nhân gian đem lụa là đến cho nàng
Trên ngôi cao chín tầng hoàng hậu đẹp như ánh sao.

Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường
Như yêu một loài hoa trên vùng đá sỏi buồn phiền
Loài hoa không hương không sắc màu
Nhưng loài hoa biết khép lá ngây thơ
Tôi không phải là vua nên nào biết đến xa hoa
Không ngọc ngà kiệu hoa, không nệm gấm không cung son
Tôi chỉ là người lính xa nhà
Thấy hoa nhớ người thương rất xa...


Ông và các bạn của ông, những nhạc sĩ đã làm thành một nền âm nhạc Nhân Bản, Tự Do, Phong Phú bất tử của Việt Nam đang thắng trận đánh sau cùng, dù có bị ngăn cấm, dù có bị cố tình xoá bỏ thì những giòng nhạc của ông sẽ sống mãi trong lịch sử âm nhạc Việt Nam

Tôi thật cảm phục tài làm nhạc đi giữa hai lằn ranh nghệ thuật và tuyên truyền giữa thời chiến tranh như những nhạc sĩ viết nhạc quê hương ở trên. Trong đó có nhạc sĩ Nhật Trường và những tình khúc về lính của ông . Nhưng cả nước ta thời đó, từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, mọi người cùng nghe : Người Yêu Của Lính, Khi Người Yêu Tôi Khóc, Nỗi Buồn Thanh Trúc, Bảy Ngày Đợi Mong ... mà có mấy ai cảm thấy chút nào đó là nhạc tuyên truyền làm theo chỉ thị của chính phủ để kêu gọi các các anh trai nhập ngũ tòng quân diệt cộng . Mà ngược lại chỉ thấy "nó" dễ thương quá trời, quá đất, cái xã hội miền Nam thời đó . Chỉ biết có bảy ngày ngồi chờ người yêu đi lính mà không thấy về thì có người dỗi, khóc và quên mất tiêu rằng ai đang băng gió sương cho em đợi chờ và giữa chốn muôn trùng, ai sẽ viết tên em trên tay súng ...
Có thể nói nhạc của Nhật Trường lên đến tuyệt đỉnh cùng với cường độ của chiến tranh. Vào những năm cuối cùng của cuộc chiến, lời của những bài hát như :
Anh, Anh. Hỡi anh ở lại Charlie
Anh, Anh. Hỡi anh là loài chim quý
Ôi! Cánh chim trùng khơi vạn lý
Một lần vỗ cánh bay
Là cánh Dù mang nhiều tiếc thương, vô cùng
Anh, Anh. Nhớ anh trời làm cơn bão
Anh, Anh. Tiếc anh chiều rừng thay áo ...
Ngày anh đi, anh đi từ tổ ấm
Anh ơi! Địa danh nào thiếu dấu chân anh
Ôi, Đam Be, Dakto, Kreck, Snuon
Trưa Khe Sanh, gió mù, đêm hạ Lào thức sâu
Cũng anh vừa ở lại một mình .
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành ...

Hay :
Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào, từng tiếng súng pháo đếm mau
Từng tiếng súng, tiếng súng như nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi
Ôi! đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Đâu cánh Dù ôm gió, đây cánh Dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia
Lẻ loi, tiếng súng anh nhiệm màu
Ôi, tiếng súng sau cùng đó
Anh còn nghe tầm đạn đi không anh ?

(Anh Không Chết Đâu Anh)

Anh, không chết đâu anh...

Vâng, đó là những gì tôi muốn nói với "Anh" và những giọt nuớc mắt cùng với máu đang làm loạn mạch đời trong trái tim tôi ... với tâm tư riêng mang qua những giòng nhạc của ông, đã đốt sáng tâm thức tôi và của những người miền Nam về chính nghĩa quốc gia sáng ngời . Và bây giờ ở hải ngoại, tất cả những cuộc hội họp văn nghệ chống cộng đều vang lên tiếng nhạc của nhạc sĩ Nhật Trường , 31 năm sau ngày chiến tranh khói lửa kết thúc nhưng cuộc chiến tương tàn chống chế độ độc tài đảng trị cộng sản vẫn còn tiêp tục, trong khi những bài hát của miền Bắc như : Nằm Mắc Võng Trên đường Trường Sơn đã đi vào quên lãng, hát lại thì "tây cũng phải phì cười " thì những bài hát của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ vẫn vang vang khắp trong và ngoài nước Việt Nam . Do đó, tuy thân xác ông không còn nữa nhưng ở trên mây cao, trên rất cao ông đang mỉm cười . Bởi vì ông biết, ông và các bạn của ông, những nhạc sĩ đã làm thành một nền âm nhạc Nhân Bản, Tự Do, Phong Phú bất tử của Việt Nam đang thắng trận đánh sau cùng, dù có bị ngăn cấm, dù có bị cố tình xoá bỏ thì những giòng nhạc của ông sẽ sống mãi trong lịch sử âm nhạc Việt Nam . Sẽ có ngày, người dân nuớc Việt được nghe những giòng nhạc dễ thương như :
Anh sẽ vì em làm thơ tình ái
Anh sẽ giăng mây kết thành lâu đài
.....
Em ơi, lâu đài tình ái đó, sẽ không có trên trần gian
Anh đưa em vào bằng tiếng hát , ghép đôi cánh nhung thiên thần
Em ơi, lâu đài tình ái ấy, sáng trong ánh tinh cầu xa
Cho nên, cho dù ngàn năm qua lòng vẫn mơ hồn hoa.
Anh ghép lầu hoa bằng thơ tình ái
Cho mắt em xinh đến tận muôn đời
Hoàng hậu về cao sang quyền quý
Đẹp nụ cười quân vương vừa ý
Và lầu đài mang tên tình ái
Đón hai đứa chúng ta mà thôi ...

(Lâu Đài Tình Ái)

Sẽ có một ngày người dân nước Việt không còn phải hoá câm nữa . Mà họ sẽ hát vang những cà khúc bất tử của nhạc Việt, trong đó chắc chắn sẽ có rất nhiều bài hát của nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh .

oOo
Có Những Người Anh
Tác giả: Võ Đức Hảo
Trình bày: Khúc Mưa Thu

Có những người anh tôi chưa biết tên
Tha thiết cuộc đời đôi môi thắm duyên
Quê hương trong khói lửa mùa chinh chiến
Quên tình yêu riêng xong pha chiến tuyến

Có những người anh tôi quen đã lâu
Năm tháng kề nhau chia bao khổ đau
Thôn quê xa vắng hôm nào biệt ly
Không ngại ngùng đi trong ánh nắng đào

Các anh là nguồn thơ vô song
Các anh là tình thương mênh mông
Là muôn tiếc ca vang vang tận cõi lòng
Là trong tiếng chim vui líu lo ngoài sân

Các anh là vầng mây muôn phương
Các anh là niềm vui quê hương
Là tia nắng mai reo trên vạn nẻo đường
Là cơn gió mang hương thơm tận ngàn phương

Anh hỡi người trai đi trong gió sương
Lưu luyến gì không khi xa cố hương
Non sông hoa gấm đang chờ nơi anh
Mang về vinh quang tự do no ấm
Ðâu những mùa xuân hoa khoe sắc tươi
Ðâu những mùa thu nghe lá úa rơi
Yêu sông yêu núi tươi cười ra đi
Anh là người tôi thương mến muôn đời


Như Hạ
Có thể nói từ sau 1975, chưa có một nhạc sĩ nào mà nhạc phẩm được trình diễn cũng như thu băng nhiều bằng nhạc sĩ Nhật Trường . Những bài hát nồng nàn khi nghe giữa lòng quê hương khói lửa quen thuộc như hơi thở của chính mình lại là những bài hát ngậm ngùi nhất khi nghe lại ở xứ người .
Những bài hát nói về những địa danh, những anh hùng ta đã bỏ lại sau lưng đồi Charlie, nấm mồ không tên của ông Nguyễn Đình Bảo . Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ đến em, niềm nhớ ôi bất tận, người con gái trong giảng đường, những Người Yêu Của Lính, nếu em không là người yêu của lính, ai sẽ đón em khi tan trường về, khi em dỗi hờn ai kể chuyện đời lính em nghe... Những bài hát nhắc cho chúng ta nhớ một thời khói lửa với những ngày phép qua nhanh, những lá thư tiền đồn, những mùa Xuân cắm trại xa nhà, với những gian khổ của các anh lính VNCH... Những bài hát vẽ lại cho chúng ta thời chiến tranh đang đốt cháy những phần đất trên quê hương, nhưng con người chưa tuyệt vọng, tình người chưa suy đồi như bây giờ . Vì ít ra ngày đó, miền Nam còn có vũ khí trong tay, còn được trực diện chiến đấu, còn có nắng mưa đi về, còn có trong nhau một tình yêu vội vã, những xa cách, giận hờn . Tuổi đời của các anh cũng như cuộc chiến đã qua đi, nhưng những bài hát của Nhật Trường còn ở lại .Những sợi tóc xanh giờ đã bạc màu, nhưng những câu hát của ông còn âm vang . Đời sống chúng ta bây giờ, những sáng hối hả đi, những chiều hối hả về, xa lộ xứ người, nhưng hôm nào tình cờ mở nhạc mà nghe được :
Xuân và người lính Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc Việt
Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.
(Ca Dao)



Vâng, đó là truyền thống của người Việt chúng ta từ xưa đến nay. Hể mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục v.v…

Nhưng họ là ai? Họ chính là những người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975. Có nhiều người đã nằm xuống hay đã chết trong các trại tù được mệnh danh là “trại cải tạo". Cũng có nhiều người còn sống, đang hiện diện trên đất mẹ hoặc đang định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó trên thế giới.

Để tri ơn những người lính VNCH nói trên, còn sống cũng như đã chết, người viết xin phóng tác một số bản nhạc viết về “Xuân và Người Lính” thành bài tạp ghi này để kính tặng tất cả những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam VN cho đến ngày 30.04.1975, cũng như vinh danh sự hy sinh cao cả của những chiến binh đã nằm xuống cho chúng ta được sống.

Trước khi chính thức đi vào chủ đề của bài tạp ghi, người viết xin được mượn bài hát sau đây để giới thiệu đến quý độc giả là người lính VNCH tuy rất anh hùng, rất sắt đá trên chiến trường nhưng họ cũng là con người, là những chàng trai trẻ nên con tim của họ cũng chất chứa nhiều tình cảm, cũng biết rung rộng và vì tình yêu quê hương đất nước nên họ sẳn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để lên đường theo tiếng gọi non sông. Tình cảm của những người lính được thể hiện rõ nét qua tác phẩm rất sôi động của Nhạc sĩ Y Vân:
Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát xanh
Và mối tình rất êm đềm là tình riêng trong lòng
anh yêu em ...

Có lúc muốn lấy hoa rừng, anh gửi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời, kết thành một chuỗi em đeo
Dù rằng đời lính không giầu,
mà chắc không nghèo tình yêu...

Tình Lính (Y Vân)

Có thể nói, khi đề cập đến hay bàn về chiến tranh, hầu như ai trong chúng ta đều chán ngán. Nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vì cộng sản Bắc Việt (csBV) luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến. Nếu nhà ai nấy ở, kẻ Bắc người Nam, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện đổ máu xảy ra, theo ý tôi. Sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân miền Nam VN không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. CsBV đã xem thường hiệp ước đình chiến trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngõ và các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như xưa nay vì binh sĩ VNCH các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, csBV đã ra lệnh tổng tấn công, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chúng đã dày nát nhiều tỉnh lị của miền Nam, nhẫn tâm giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội gây tang thương cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.

Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được. Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ quân cán chính cho tới phó thường dân, học trò… Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khóat áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn:
Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình
Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em ...
Đầu Xuân xin chúc quê hương yên bình thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui .

Đầu Xuân Lính Chúc (Hoài Linh - Tấn An)

Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của cố nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh (TTT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ TTT, một nhạc sĩ thuộc ngành tâm lý chiến dù, không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. Trần Thiện Thanh tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính VNCH. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:
Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang

(Đồn Vắng Chiều Xuân)

Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới về thì có rất nhiều người lính trận của quân đội VNCH không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát hoạ nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến:
Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi

Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn văn Đông)

Vì hoàn cảnh, bạn bè có kẻ phải lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, người thì may mắn được ở lại hậu phương nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong tâm cảm của hầu hết mọi người dân miền Nam Việt Nam nói riêng. Tâm trạng đó đã được Hoài Linh diễn tả như sau:
Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh
Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình
Chúc người trai đi xây dựng hòa bình
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh

(Tâm Sự Ngày Xuân - Hoài Linh)

Thời gian qua đi không chờ đợi. Đông qua và mùa Xuân lại trở về. Tình cảm của những người ở hậu phương dành cho những anh lính chiến ngoài miền biên cương lúc nào cũng đong đầy. Tâm cảm này đã được Lê Dinh và Minh Kỳ khéo léo diễn đạt qua bản nhạc rất trữ tình:
Thấm thoát là đây . . . một mùa Xuân mới . . . với ngàn cánh mai vàng
Nụ cười trên môi . . . trên làn má ai . . . đón Xuân tươi vừa sang …

Xuân nay tôi chúc . . . người miền biên cương . . . muôn ngàn câu mến thuơng
Mong Xuân yên lành . . . trong bao hương tình
Để rồi người thêm vui . . . cuộc sống thanh bình

(Hạnh Phúc Đầu Xuân của Lê Dinh - Minh Kỳ)

Tình thương mẹ con trong xã hội Việt chúng ta rất đậm đà thắm thiết. Bất cứ ở đâu, dù đang sống xa nhà hay đang trấn đóng ngoài biên thùy, ven rừng, người con lúc nào cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt nghĩ rất nhiều đến mẹ, có lẽ vì từ nhỏ được mẹ bồng bế, nâng niu. Lắm khi ôn lại quá khứ thanh bình ngày nào, để rồi tiếc thương và thầm mơ mau có ngày hội ngộ cùng mẹ hiền. Nhật Ngân đã dùng lời nhạc để diễn đạt thay tâm trạng của những chàng trai hùng thời chiến chinh như sau:
Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa
Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi

Mùa Xuân Của Mẹ (của nhạc sĩ Nhật Ngân)

Nhưng éo le cũng không thiếu. Vì hoàn cảnh nên vợ chồng chia cách. Còn đâu những giây phút đầm ấm, gần gủi bên nhau ngày nào … để rồi giờ đây trong cảnh cô đơn, người vợ (người yêu) đã ôn lại hình ảnh đẹp thuở nào với chồng (với người tình) lúc đất nước còn an lành:
Nhớ xuân sang năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về
khi máu xương ngừng rơi.
Để giờ mình em và manh áo xám trên tay
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa cúc vàng
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình.

Đan Áo Mùa Xuân (Phạm Thế Mỹ)

Kẻ ở lại buồn đơn côi, luyến tiếc kỷ niệm. Người ra đi cũng chẳng khác gì hơn. Chúng ta hãy nghe những người lính VNCH đã để con tim mình rung động:
Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ...
Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai
Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai.

(Mùa Xuân Lá Khô của Ns Trần thiện Thanh)

Dầu vậy người trai Việt vẫn ngạo nghễ chấp nhận định mệnh đã dành riêng cho mình trong thời buổi loạn ly với sự kiêu hảnh đáng khâm phục:
Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
bao nhiêu khổ nhục tủi hờn
Hát lên nhân loại,
Trả buồn cho đông.

(Mùa Xuân Trên Cao của Ns Trầm Tử Thiêng)

Họ, những người lính VNCH luôn làm tròn bổn phận làm trai, chấp nhận gian khổ. Tuy vậy người lính vẫn có vài phút giây để tâm hồn bay bỗng với những thương nhớ khó quên:
Đầu xuân năm đó anh ra đi
Mùa xuân này đến anh chưa về
Những hôm vừa xong phiên gác chiều
Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ.

(Đồn Vắng Đầu Xuân của Ns Trần Thiện Thanh)

Xuân về, Tết đến là dịp để thân nhân, họ hàng hay những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính thiếu hẳn diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết. Dầu vậy, người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân. Họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:
Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẻ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà
Mẹ thương con xin đợi ngày mai...

(Xuân này con không về của NS Trịnh Lâm Ngân)

Người lính VNCH rày đây mai đó, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Khi được nghỉ phép, trở về mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu nhưng định mệnh nghiệt ngả làm họ chỉ còn biết tiếc thương mùa Xuân nào đã đi qua. Hãy nghe Nhạc sĩ Châu Kỳ bộc lộ:
Bước sông hồ như đắm như mơ
Trở về đây khi gió sang mùa
Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ
Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ

(Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa của Ns Châu-Kỳ)

Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh bình, không còn chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do Cs Bắc Việt chủ trương vì chúng luôn nuôi tham vọng chiếm trọn miền Nam, điều mà cộng sản đã đạt được vào cuối tháng tư 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm “Cánh Thiệp Ðầu Xuân" đã diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính VNCH có cơ hội được về sống gần gia đình, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:
Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên

(Cánh Thiệp Đầu Xuân của Ns Minh Kỳ)

Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lý chiến (một ngành mà CS rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình. Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc “Xuân, viết về người lính VNCH" tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…

Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiễu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam (NVN) đã được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.

• Lê Hoàng Thanh
Người Chiến Sĩ Vô Danh


XUẤT QUÂN
http://www.youtube.com/watch?v=IHZZPQGIJDM

LỤC QUÂN HÀNH KHÚC http://www.youtube.com/watch?v=J98GSe8ms7I

ANH ĐI CHIẾN DỊCH http://www.youtube.com/watch?v=UKazkPZuTjc
CỜ BAY TRÊN CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ http://www.youtube.com/watch?v=Sq1yJl_lcTc
 





Em lửa binh lưu lạc
Anh chinh chiến xa nhà
Chiều quê hương đổ nát
Kể nhau niềm xót xa
Trong mắt em ngơ ngác
Nỗi đau, ôi ! thơ dại !
Sao niềm tin vẫn ngời !
Cho lòng anh se thắt
Thôi! bé lau nước mắt
Anh sẽ đưa em về
Nơi vòng tay của mẹ
Bên nếp nhà êm vui
Để mắt em mãi cười
Tựa ngàn sao lấp lánh
Dõi những bước quân hành
Đêm quê hương hoang lạnh
AI ĐI NGOÀI SƯƠNG GIÓ
Nhạc Nguyễn Hữu Thiết - Trang Mỹ Dung hát
Hôm nao nhìn lá úa, rụng lác đác bên song
Mây trôi về viễn xứ, gợi tiếc nhớ bâng khuâng
Thương ai ngoài sương gió vì đất nước quê hương
Ra đi chốn sa trường, vui kiếp phong sương


Thương ai vì non nước, đời lính chiến gian lao
Đêm đêm nhìn tay súng, lòng nghĩ đến mai sau
Thương ai vì sông núi, mà khoác lấy chinh y
Thương ai mãi thương ai


Thương ai! đã thuong ai rồi
Dù tháng năm dần trôi, dù lá hoa tàn phai
Lòng vẫn nhớ thương ai!
Thương ai! mãi mãi thương ai.
Như gió vẫn thương trăng, như bướm vẫn thương hoa
Thương ai vẫn thương ai hoài.


Thương ai lòng mong ước, ngày đất nước yên vui
Mênh mang tình non nước, đường lối cũ trăng soi
Anh đi về nơi ấy, tìm những phút vui xưa
Thương ai vẫn thương hoài, muôn kiếp không phai


Anh đi về nơi ấy, tìm những phút vui xưa
Trông nhau mà không nóí, lòng hết thấy bơ vơ
Anh đi về nơi ấy, tìm hình bóng em thơ
Thương ai mãi thương ai.
Những Chiến Sĩ Bị Lãng QuênTôi thương anh lính Nghĩa Quân
Ngày đêm diệt giặc giúp dân xóm làng
Cuộc sống vất vả nghèo nàn
Nhưng anh vui vẻ giữ làng quê hương
Tôi thương anh lính Địa Phương
Bính định lãnh thổ phố phường an khang

Thân anh cũng lắm gian nan
Quyết tâm diệt cộng dã man đê hèn
Tôi thương chiến sĩ Áo Đen
Xây dựng thôn ấp thân quen dân làng
Mặc dầu không được võ trang
Nhưng bọn cộng sản nể nang anh nhiều

Chiến sĩ thầm lặng mến yêu
Các anh không được kể nhiều công lao
Ít được sách vở hô hào
Nhưng dân quí mến đâu nào có quên
Muôn đời dất nước nhớ tên

Các anh đáng được ghi lên bảng vàng
Khi nào đất nước bình an
Ta về thăm lại xóm làng năm xưa.



Chiến hữu Nguyễn Minh Châu



 






Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ .
Như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc,
Thì dân tộc ta mới mong có được
Những truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai.


Nguyễn thị Thảo An













Trích bài thơ "CÁC ANH TÔI"
của Hoài Vi


(Kính nhớ Người Chiến Sĩ VNCH)


Vòng hoa kết tặng cho Anh
Người trai đi viết sử xanh rạng ngời
Tuổi xuân hiến trọn cho đời
Tình quê ơn mẹ, anh thời hiếu trung


Làm sao đền đáp cho cùng
Ơn người Chiến sĩ hào hùng Dân tôi
Qua từng mệnh nước nổi trôi
Anh là đuốc sáng đỉnh đồi yêu thương


Áo sờn vai bạc gió sương
Anh đi bảo vệ xóm đường bình yên
Hy sinh rời bỏ bút nghiêng
Tình yêu tươi thắm, Mẹ hiền đành xa


Nặng mang nợ nước thù nhà
Máu xương tô điểm sơn hà mến yêu
Dù thây vùi chốn cô liêu
Anh Hùng tử trận mây chiều tiễn đưa


Có khi về giữa ban trưa
Bằng hòm đóng vội chở đưa về thành
Tóc xanh tang vấn bao vành
Vợ buồn con khóc dổ dành đời nhau


Có khi về giữa cơn đau
Trên đôi nạng gổ bước sầu đường mưa
Thương anh biết nói sao vừa
Tình này năm tháng vẫn chưa phai mờ


Tháng tư nào đến như mơ
Một trời tang tóc phủ mờ quê hương
Tình anh còn nặng yêu thương
Làm sao bỏ lại xóm phường Việt Nam


Lòng đau nhìn ngọn khói lam
Quyện theo hồn nước trời Nam điêu tàn
Sống hùng và chết hiên ngang
Anh tôi tự sát không hàng giặc nô


Tháng tư trắng giải khăn sô
Khóc người trai Việt đắp mồ cho nhau
Người đi kẻ ở hận đau
Kẻ mang tù tội, người sầu ly hương





Phần sau bài thơ "CÁC ANH TÔI" của Hoài Vi


Bao năm trên vạn nẻo đường
Người trai Việt vẫn can trường đấu tranh
Viết hoài trang sử hùng anh
Cho mai đời thắm mộng xanh ước thề


Hôm nay mưa lạnh đổ về
Cúi đầu tôi đứng bên lề Tượng cao
Tượng anh rực sáng khí hào
Ôi người Chiến sĩ máu đào vẫn tươi


Máu anh nối tiếp tình Người
Yêu thương điểm thắm môi cười mẹ quê
Mai người đưa đón anh về
Ơn đền nghĩa đáp lời thề chẳng phai


Vòng hoa kính đặt trước Đài
Tặng người Chiến sĩ, lệ dài chảy tuông
Phải đâu vì tháng tư buồn
Bao ngày tôi vẫn đến luôn chốn này


Nhớ anh tôi lại ngồi đây
Dặn lòng mãi khắc Ơn này đậm sâu
Nhớ anh để sống ngẩng đầu
Làm người dân Việt dể dầu cúi xin
.... NHỚ MẸ ...


Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều.
Mẹ ơi! bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu.
Không gian rưng rưng như sắp đứt.
Gió về nghẹn nhào như tiếng nấc.
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc.


Giã từ miền Nam tang tóc con sống trầm luân kiếp sống lưu đầy.
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày.
Trăng sao tin yêu ai dối trá !
Đất trời hiền hoà ai đốt phá !
Và đem thê lương che kín núi sông này ...


Mẹ ơi ! Mẹ biết không ... còn cháy ... mãi trong con.
Những lời mẹ cầm tay nói:
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối !
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi !
... nhé con !


Giờ này hoàng hôn sắp tắt con nghĩ gì đây con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi! bao nhiên năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu.
Quê hương điều linh con vẫn khóc !
Trông chờ ngày về con vẫn thắp ...
Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền.


Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền.
Hồn con lâng lâng con nhớ mắt mẹ hiền
Mẹ mến yêu ! Con thương nhớ nhiều ...




Một chuyến bay đêm
Thanh Thúy hát


http://www.youtube.com/watch?v=CxJcoGF67KA




Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền,
Người trai đi viết câu chuyện, một chuyến bay đêm.
Cánh bằng nhẹ mơn trên làn gió,
Đời ngây thơ xưa lại nhớ, lúc mình còn thơ.
Nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều,
Để níu áo hằng nga, ngồi bên dãy ngân hà.
Giờ sống giữa lưng trời,
đôi khi nhớ chuyện đời mỉm cười thôi!


Đêm nay chuyến bay trời xanh như màu áo.
Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu,
Chạnh thương hai đứa, giờ gối súng nơi nào.
Lâu lắm chẳng gặp nhau!
Bạn bè dù cách xa nào khuây,
Tình nàng chưa nói nhưng mà say.
Giai nhân hỡi, khóe mắt em u hoài,
Theo tình trong chuyến bay.


Có người hỏi phi công ước mơ gì?
Người ơi nhân thế muôn màu, nào biết mơ chi?
Ước rằng từ khi tung nhịp cánh,
Tình ta yêu thương là gió, nhân tình của mây.
Ở đời ai hiểu ai !
Người bay trắng đêm dài, người thức giữa đại dương,
Dù yên giấc ven rừng
Bạn có biết chuyện này
Tôi đi lúc vũ trụ còn ngủ say...


Cung buồn cho một cánh chim
Thơ Trần Văn Lương, nhạc Văn Thùy.
1. Người tìm vào đời đôi cánh chim bay

Phi đạo hẹn hò mở lối tung bay

Đường mây vút xa dâng đầy trong mắt ai

Ngày vui vẫn hẹn đợi chờ hòa khúc hát tương lai.

2. Người tình học trò đôi mắt như sao

Mơ vùng trời hồng gửi giấc chiêm bao

Ngày vui ái ân không dài như ước mơ

Tình trong nét mực ngọc ngà, buồn khóe mắt ngây thơ.

ĐK1. Rồi một chiều thu mây mờ che kín non xanh

Người vợ hiền mơ bé thơ nào đâu thấy mặt anh

Trời buồn lộng gio, gió âm thầm đưa lá xa cành

Trời còn in mây, tình người còn đây, cớ sao người yên giấc mơ say.

ĐK2. Người lặng tìm về hương khói mong manh

Xin một lời buồn để hát cho anh

NgànVà đôi mắt buồn học trò đậm vết long lanh

Xếp đôi cánh bằng, ngàn thu an giấc cho anh.



BÊN BỜ ĐẠI DƯƠNG
Nhạc sĩ : Hoàng Trọng


Trình bày : Việt Dzũng


http://www.youtube.com/watch?v=qxDMyOM1RE8

Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương
Bắc với Nam, tình nối qua lòng miền Trung
Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
Vượt núi rừng già Trường Sơn, vào tới ruộng ngọt phương Nam

Dân nước tôi từng đấu tranh diệt ngoại xâm
Trên máu xương từng hát ca bài thành công
Dân nước tôi nòi giống hùng cường Lạc Long
Làm gái toàn là Trưng Vương, làm trai rạng hồn Quang Trung


VINH DANH
NHỮNG VÌ SAO ĐẤT NƯỚC
Tháng Tư về khơi mối hận thiên thu
Mây tang phủ lên bầu trời Quốc Tổ
Nhớ bao anh hùng thơm danh muôn thuở
NAM, PHÚ, VỸ, HƯNG, HAI, CẨN...tên Người !

Trước cọc bắn vẫn đanh thép ý lời:
"Muốn nhìn sông núi trước giờ gục chết !"
Lẫm liệt oai phong một trang hào kiệt
Cọp ba đầu rằn HỒ NGỌC CẨN lưu danh !

Tướng Biệt Động Quân liêm khiết, đa năng
Huấn luyện, tham mưu, chiến trận bao năm
Tên TRẦN VĂN HAI sử vàng ghi đậm
Vận nước suy tàn - tiết tháo hy sinh !

Xin nghiêng mình chào NGUYỄN KHOA NAM hùng anh
Hổ Tướng miền Tây theo thành tự sát
Loạt đạn nổ vang thay lời thề "Sát Đát !"
Rừng núi chuyển rung bạt vía giặc thù !

Bình Long, An Lộc - song Lê anh hùng
Gương tử thủ nêu cao, nức lòng quân sĩ
NGUYÊN VỸ, VĂN HƯNG lừng danh thế kỷ
Bia khắc danh đề - thanh sử muôn thu !

Tiếc thương PHẠM VĂN PHÚ Kontum, Pleiku
Vị danh tướng của bao thời trận mạc
Khí hùng anh nào để lọt vào tay giặc ?
Kết liễu đời mình - độc dược quyên sinh !

Hồn thiêng sông núi tiếp dẫn hương linh
Quý danh tướng và bao anh hùng dân tộc
Tháng Tư đại tang triệu hồn bật khóc
Thắp nén nhang lòng tưởng niệm anh linh !


PHẠM HOÀI VIỆT






Hôm nao, ai đã mơ mộng,
Chia mối tơ đồng Của một khối non sông vinh quang
Ai ơi, ai nhớ chăng rằng
Gươm súng đâu diệt được nòi giống muôn năm hiên ngang

Anh với tôi còn sống bên bờ đại dương
Tôi với em còn thắm trong lòng niềm thương
Đất nước tôi còn gió độc lập Trường Sơn
Còn lúa tràn đồng phương Nam, còn xóa được hờn quê hương
Chuyện LínhChín tháng quân trường, chỉ dởn chơi.
Ra trường mới thấy, chuyện trần ai.
Rừng sâu núi thẳm, là nhà ở.
Băng rừng lội suối, mệt đức hơi.

Lương Khô nhận lảnh, đi tuần kích.
Ngày nóng đêm lạnh, bịnh thấu xương.
Thân thể gầy mòn, nuôi vắt đĩa.
Sốt rét triền miên, bởi núi sâu.

Đôi khi nằm kích, không nước uống.
Khác nước đở người, bởi nước sương.
Một tuần không tắm, là chuyện nhỏ.
Rận rệt trong người, chuyện bình thường.

Một năm chưa về, một lần phép.
Nhớ nhà nhớ vợ, chỉ giấc mơ.
Đêm nhìn thành phố, qua ánh sáng.
Buồn cho thân phận, bởi chiến tranh.

Đành thôi tự mình, tự an ủi
Ta làm việc nầy, cho núi sông.
CSVSQ Nguyễn Quan 351
Những Người Lính Tôi YêuTôi yêu lắm những người trai lính chiến

Nửa cuộc đời cho non nước triền miên

Đem tuổi xanh hiến mình cho sông núi

Thương Quê nhà đánh mất những niềm vui

Tôi thương lắm những người hùng năm cũ

Đôi vai nào sạm nắng với phong sương

Ánh mắt nào có nhiều đêm không ngủ

Tay súng nào thao thức giữ Quê Hương

Tôi yêu lắm và còn yêu nhiều lắm

Tháng năm nào Anh cải tạo xanh xao

Dẫu đớn đau thấm đầy trên thân xác

Vẫn không sao làm nhục chí anh hào

Xin gởi trọn một lời yêu thương cuối

Cho những người Anh lính chiến tôi thương

Ngày tháng buồn tuy đánh mất Quê Hương

Nhưng các Anh vẫn người hùng muôn thuở

Từ bao giờ và bây giờ vẫn thế

Vẫn trong tôi niềm hãnh diện yêu Anh

Những người hùng những chiến sĩ lưu danh

Nửa cuộc đời Anh đánh mất tuổi xanh

Cuối cuộc đời còn trong ta nổi nhớ

Tim các Anh và tôi còn nhịp thở

Là một đời ta còn nợ Quê Hương...


Huỳnh Lan

Nỗi Nhớ
Chiều trôi xao xác lá rơi
Đêm đen quyện nỗi quạnh hiu núi rừng
Nhoà bên vách núi chênh vênh
Bóng ai xiêu giữa điệp trùng chơ vơ
Đá mòn hồn có phai mơ ?
Thanh gươm, yên ngựa còn chờ cố nhân?
Bao lần mài kiếm tri tâm
Thoảng trong lời gió khúc hành quân xưa
Hỏi trăng! trăng rọi thẫn thờ
Hỏi đêm! đêm thẳm mịt mù đi hoang
Hỏi trời! chỉ vọng tiếng vang
Hỏi gươm! chợt thấy trăng loang chiến bào
Hỏi lòng ? biết hỏi làm sao !
Chợt nghe chân đã bước vào đường xưa
LNL


Mùa xưa
Mùa Noel ấy giặc tràn về đốt phá
Mái nhà lành bùng mồi lửa đêm đông
Chuông ngân nga vang tiếng đứt nửa chừng
Bóng giáo đường khuất chìm trong khói lửa

Dắt díu nhau chạy giặc bao khốn khổ
Bỏ xóm làng bỏ lại gác chuông xưa
Gặp các anh giữa đường ôi, mừng rỡ
Lính mình đây! mong biết mấy cho vừa .

Mắt rưng rưng mẹ nghẹn ngào nhắn nhủ
Đốt sạch rồi chỉ còn đất nền thôi
Đuổi xong giặc dân mình về dựng lại
Xóm làng xưa, trường học, nóc giáo đường

Đêm Thánh ấy, lễ vọng giữa sao ngàn
Những người lính bên đồng bào chạy loạn
Chia lương khô, chia bùi ngùi khấn nguyện
Cho một ngày sông núi sẽ bình yên

LNL

Bóng Nhỏ Giáo Đường
Nhạc: Nguyễn Văn Đông, Trình bày: Lệ Hằng
http://www.youtube.com/watch?v=2MD_lTLNZgs

Có ai về miền quê hương lửa khói cho tôi nhắn vài câu
Cách xa lâu rồi, không biết em còn giận hờn anh nữa thôi
Chuyện ngày xưa hai đứa thương nhau trong đêm nhiều sao sáng
Dưới lầu chuông anh khắc tên nhau chung trong lời khấn xin chan chứa niềm tin

Có ai ngờ tình yêu ngày đó gieo ngang trái sầu lo
Lửa binh lan tràn, hai đứa đôi đàng mộng đẹp kia vỡ tan
Từng hồi chuông tha thiết bi ai vang trong mùa quan tái
Tiếng cầu kinh khe khẽ thôi vang khi quân giặc giẫm tan ngôi Thánh lầu chuông

Nhớ mãi ngày ấy, quân cướp xô bừa hạ gác chuông
Nước mắt em tuôn, xót xa quỳ trên đống tro tàn
Nhớ mãi ngày ấy, anh góp tre dựng lại gác chuông
Với trí ngây thơ, vững tin tầm vông giữ Nhà thờ,
Kỷ niệm của chúng ta !

Mấy năm rồi buồn vui ngày đó theo anh giữa trời sương
Dẫu xa muôn trùng nhưng sống muôn đời chuyện lầu chuông thuở xưa
Và từng đêm anh chắp hai tay xin cho tình yêu đó
Thấm nhuần trong tay Chúa ban ơn, anh xây lại gác chuông trên kỷ niệm xưa .

1 comment:

  1. qua hay neu con trong thoi truoc chac minh lam van va dan chung cung hay va tai nhu vay.Thoi cuoc da lam cho minh khong ra gi ca,tiec vo cung, nhin nhung bai hat duoc dan chung ve nguoi linh VNCH minh nho ngay xua di hoc khong thuoc mot bai tho ve ong Ho cho nen minh thi van chi duoc co 2 diem tot nghiep.

    ReplyDelete