Friday, April 13, 2012

Bới Đất Tìm Xương / Video Khánh Ly , Thanh Thúy, Nguyễn Hồng Nhung trong nhạc phẩm Tấm Thẻ Bài và Người Tình Không Chân Dung



Tấm thẻ bài này, anh để lại cho em làm gì ?
Anh để lại đây, để muôn đời tiếc nhớ, hay nuôi thêm hận thù
Này loại máu, này loại máu, với số quân anh chữ vẫn còn nguyên
Chỉ tên anh, chỉ tên anh, rách nát nhạt nhòa, viên đạn nào sao quá oan nghiệt.
Khóc một ngàn ngày, viên đạn này chưa vơi mặt sầu
Anh vẫn nằm đây mà sao đạn nỡ xóa tên anh trên thẻ bài ……
Còn gì nữa, còn gì nữa .........
Sống hiên ngang, sống gian nan khắp chốn mọi miền
Qua một đời tên chẵng còn nguyên
……. Này sợi nhớ lần qua phố vui
Anh gữi em, tấm thẻ bài này và nói đây là tấm kim ngân, anh để lại cho mình
Em nào hay, nào mơ, nào ước chi đâu ?
Nay đợi anh, về cõi thiên thu, em mới biết lòng đau
Chiến cuộc nào rồi, chẵng lụn tàn sau bao năm dài
Anh nằm bình yên, để nguôi hờn oán, phút cuối chưa quên, người tình
Đừng sợ nữa, đừng sợ nữa, đã có em đây, vuốt mắt ngàn thu
Có em đây giữ trên tay tấm thẻ bài này
Xin một đời góa bụa cùng anh



Sau cuộc chiến này còn chi không anh?
Còn chi không anh?
Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đã ngậm ngùi mang tên anh.

Giọt máu nào là của mẹ
Niềm tin nào? là của em
Ôi trên tấm thẻ bài này
Tấm thẻ bài này, đã từng
Chuyên chở giấc mộng yêu đương

Mộng yêu đương không bao giờ đến
Không bao giờ đến nữa vì anh
Không còn mang tấm thẻ bài
Trở về bên em.

Anh đã đi, đã đi vào vùng biển đời người
Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa
Anh ơi sau cuộc chiến này
Có còn chi để lại
Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh…

Tấm thẻ bài mang thẫm máu anh
Máu Việt Nam mang tình của mẹ
Tình của mẹ không bao giờ hận thù

Anh anh có biết
Tấm thẻ bài của anh để lại
Cuộc chiến này vẫn còn đó không thôi
Cuộc chiến này vẫn còn đó anh ơi

Sau cuộc chiến này còn chi không anh?
Còn chi không anh?
Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đang lạnh lùng trên tay em.

Giọt máu nào là của mẹ
Niềm tin nào? là của em
Ôi trên tấm thẻ bài này
Tấm thẻ bài này, đã từng
Ấp ủ tất cả giấc mộng yêu đương.

Mộng yêu đương không bao giờ đến
Không bao giờ đến nữa vì anh
Không còn mang tấm thẻ bài
Trở về bên em
.


Từ một mẫu tin nhắn
Những ngày này Sàigon, một buổi trưa hè nóng bức, tôi lang thang vào internet một cách bất định thì vô tình đọc được một tin nhắn tìm người thân : “Gia đình muốn tìm tin tức về người anh của chúng tôi Lê Văn Tài – Số quân 74/70/428, thuộc Tiểu đội 1 –Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân. Trong lúc rút quân từ Tây Ninh về thì mất tich……”
            Tôi dừng lại suy nghĩ một hồi rồi quyết định sẽ liên lạc với người thân của gia đình Chú Tài – vì Bố tôi chính là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự - Tiểu Đoàn Trưởng -  Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân với mong ước nhõ nhoi là cung cấp thông tin một cách khách quan nhất. Thông tin từ Mẹ tôi về thời điểm bà nhận xác Bố tôi vào ngày 3/5/1975 là tại trường tiểu học Trung Lập Hạ – xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi. Tôi liền liên lạc với Cô Hương là người nhà của Chú Tài….

Ngày thứ nhất:
Cái cảm xúc trở lại nơi chiến trường xưa làm lòng tôi xao động, lúc trên đường đầu óc cứ ngẫn ngơ hình dung ra khoảnh khắc đau buồn nhưng kiêu hùng, nơi đây vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, Bố tôi và các chiến hữu đã đánh một trận để đời và đã anh dũng nằm xuống cho quê hương, thỏa ước lòng kiêu hãnh, không bao giờ đầu hàng - họ những chiến sĩ  BĐQ oai hùng đã chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng.
            Quãng đường khoảng 50 km đưa tôi đến trường tiểu học Trung Lập Hạ – xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi. Tôi đứng trước cổng trường mà lòng đau thắt từng cơn, hình dung cảnh các chiến sĩ BĐQ  bị trói tại sân trường, bị nhục mạ, hành hạ….. trước khi đem ra cái mương gần đó để tàn sát bằng những họng súng của bọn du kích tại địa phương, sao mà não lòng. Một cơn gió mạnh mẽ, cùng với cái nắng gay gắt mang cát bụi bất chợt đi ngang qua làm tôi chợt bừng tỉnh…
Ghé vào quán nước nhà tranh vách đất ven đường ngồi trấn tỉnh lại, tôi hỏi thăm chủ quán nước và họ cho biết tin: có một hố chôn tập thể cách chổ tôi ngồi khoảng 1km, trên bờ ruộng của ông Mười Nghe, chính xác là 12 người lính của BĐQ bị tàn sát sau khi đã chiến đấu đến cùng và không chịu đầu hàng, họ bị bắt tại Hương lộ 2… tôi gần như mất hồn…thầm nghĩ như vậy là đúng rồi.
Bổng nhiên có một người được gọi là Cô Sáu ở đâu xuất hiện như một định mệnh, Cô tự nhiên kéo ghế lại sát bàn của tôi đang ngồi và nói như đang lên đồng: cái hố chôn tập thể là của lính Ông Cọp trên vai trái, mà hình như người ta gọi là Biệt Động Quân, nghe đâu rút quân từ Tây Ninh về đến đây bị phục kích.  Tôi buộc miệng reo lên : như vậy là đúng rồi…


Tiếp đó Cô Sáu nói, ngoài BĐQ rút từ Tây Ninh về đánh trận sau cùng, không có trận đụng độ nào hết….chỉ có là sau ngày 30.4 bọn du kích đi lùng sục các dân địa phương mà đi lính VNCH, chúng cũng mang ra mà tử hình hết...... Cô còn nói với tôi là phải gặp chủ của cái ruộng đó là ông Mười sẽ biết được thêm tin tức, nói xong Cô đứng lên đi về như một làn gió mà tôi quá bối rối nên chưa kịp cám ơn….

Sau đó tôi xin phép đứng lên và ra ngay bờ ruộng nơi tử hình 12 quân nhân BĐQ, nó trước đây là những cái hào được đào để chống chiến xa…. Người chú quán nước hướng dẫn ra tận nơi đó là cái mô đất chôn 12 người, bọn du kích tập trung các quân nhân BĐQ đứng trên mép của cái mương rồi xã một loạt đạn AK, các thi thể ngã rộp như cây chuối bị đốn, sau đó chúng bỏ đi, người dân xung quanh thấy tội nên đã đắp vội nắm đất cho những anh hùng vô danh này…

(nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể)

Cảm giác lúc đó khó diễn tả, tôi cứ nhắm nghiền mắt và rơi lệ, giọt nước mắt của sự tiếc thương,đau đớn, giọt nước mắt của lòng căm phẩn… để lắng nghe cũng như để hình dung ra thời khắc đó, chiều ngày 30 tháng 4 của 36 năm về trước… tôi như dại người nhưng vẫn cố giữ bình tỉnh để tìm hiểu thông tin một cách chính xác nhằm xác định bốc hài cốt cho Chú Tài – là người lính truyền tin ở lại sau cùng với Bố tôi.

Ngày thứ hai:
            Những dòng chữ tìm người thân tưởng chừng như vô cảm trên internet, nhưng chan chứa khát vọng muốn tìm được tông tích của người thân, làm cho tôi có nhiều động lực đễ phải cố gắng tìm được nơi diễn ra trận đánh và những cái chết đầy anh hùng của các quân nhân BĐQ đã oai dũng chiến đấu đến phút cuối cùng với Bố tôi.
            Tiếp tục lên đường chạy qua nhà Chú Mười, ông là chủ ruộng nơi có cái hố chôn tập thể, như một sự sắp đặt ngẫu nhiên hay có sự trợ giúp của một sư huyền bí nào đó, ngày tôi nói chuyện cũng là ngày ông vừa từ Saigòn về sau thời gian nằm bệnh viện. Chú hỏi ngay vào vấn đề: tôi có giúp được gì cho mấy chú?
Tôi bắt đầu câu chuyện: cháu là người thân của một trong mười hai người nằm ở cái hố chôn tập thể đó, giờ Chú có thể kể lại chi tiết chính xác về cái hố chôn này không?
Chú Mười vội pha ấm trà và châm điếu thuốc hút, ông kể: lúc thời điểm đó thì tôi không chứng kiến việc này, nhưng sau ngày 30/4 người dân ở đây ai cũng biết là cái hố chôn 12 người lính là nằm chính trên bờ ruộng của tôi, tôi trồng lúa nhưng không dám trồng trên phần mộ đó, đến dịp rằm hay Tết tôi đều mua đồ cúng cho mấy ổng và cầu mong là người thân sẽ tìm đến và mang họ về. Tiếp theo ông nói, chính xác theo lời kể thì là 12 quân nhân của BĐQ nghe nói rút quân từ Tây Ninh – khu vực ấp chợ Rầy – Khiêm Hanh – Bầu Đồn về đến đây thì bị phục kích cũng được chôn ở cái hố đó. Tôi tiếp lời, như vậy Chú có biết ai là du kích hay những người tham gia trận đánh đó không?
Ông rít một hơi thuốc thật sâu và nói: hiện nay chỉ còn một người có thể biết chính xác là ông Út – trước đây là du kích ở địa phương này, may ra ông có thể xác định cho các chú, tôi như vừa nhặt được vàng, vừa mừng, hồi họp và lo lắng… không biết là họ có thể tận tình giúp đỡ hay không, cho dù cuộc chiến đã xãy ra 36 năm…tôi chợt rùng mình…
Sau lời cám ơn và không quên tạm biệt Chú Mười, tôi nói: cháu xin đại diện gia đình kính mong Chú tạo điều kiện để bốc mộ của 12 người cho họ về Chùa để siêu thoát… Chú ấy trả lời ngay: Tôi sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết đễ các chú bốc mộ, giống như tôi làm công đức, ông nỡ một nụ cười nhân hậu và hạnh phúc.

Đường từ Củ Chi về Saigòn trời bổng mưa nặng hạt, những cơn gió xào xạt mang theo những giọt mưa rơi làm tôi cay mắt… nhưng không tôi đã bật khóc vì bao nhiêu kỷ niệm tràn về…khóc và buồn cho cái bản tính ích kỹ của mình vì trước đây tôi luôn luôn nghĩ rằng chỉ có Bố tôi là anh hùng nhưng sau khi thực hiện cuộc đi tìm mộ này tôi mới nhận biết một điều thiêng liêng cao cả là, họ những người đã cùng chung lý tưởng với Bố tôi cũng quá xứng đáng là những anh hùng Vị Quốc Vong Thân, và dù có muộn màng họ sẽ nằm trong nơi trân trọng và đáng quí nhất trong trái tim và tâm hồn của mọi người. Họ thật sự đúng là những “người chiến sĩ vô danh”

Ngày Thứ ba:
            Trằn trọc thao thức cả đêm không tài nào chợp mắt được, đầu óc tôi có quá nhiều suy tư và trắc ẩn… cảm giác vừa mừng vừa lo, vừa hạnh phúc vừa đau khổ… cầu mong trời mau sáng để tôi lên đường đi Củ Chi để gặp lại nhân chứng sống và duy nhất còn lại đó là chú Út – người du kích năm xưa.
Có thể hiểu được nỗi lo trăm mối của tôi vào thời điểm đó: có thật sự là cái hố chôn mà chính tay Mẹ tôi 36 năm về trước đi tìm xác Bố tôi đã đào lên và lắp lại, có thật, sự là cái hố của 36 năm về trước và có chú Tài không? Mà nếu có chú Tài thì lấy gì chứng minh nếu không có thẻ bài, thẻ căn cước, hoặc các loại giấy tờ khác…
Đường trở lại Củ Chi dường như ngắn lại, tôi đến ngay ngã tư Tỉnh lộ 2 và Hương lộ 7 là nơi TĐ 38 rút quân từ Tây Ninh về cố gắng đến Đồng Dù – nhưng trên thực tế Đồng Dù đã thất thủ vào ngày 29-4-1975 mất rồi. Tôi đứng yên lặng một hồi lâu, đốt vội điếu thuốc, đứng tựa vào thành cầu Sạn nơi đã diễn ra trân đánh nhằm hồi tưởng lại thời khắc của 36 năm về trước.

( Cầu Sạn nơi diễn ra trận đánh vào giờ 25 của cuộc chiến)

Tiếng xe chạy qua lại làm tôi không thể nào tập trung được, tôi quyết định tiếp tục rong rũi lên đường, chạy thêm một đoạn đường nữa là đến nhà chú Út, nhà ông nằm sâu trong một con hẽm nhõ sình lầy lội, nhà ông bán quán nước và cơm trưa cho các công nhân của một xí nghiệp gần nhà
Tôi dừng xe lại như một người khách bình thường, kêu một ly café đá tôi hỏi người phục vụ: có phải đây là nhà của chú Út không? Người con gái liền trả lời: Ba đang ngũ, anh tìm Ba có việc gì không? Tôi liền đáp: em vui lòng gọi Ba dậy, anh ở Saigon xuống có việc cần hỏi Ba…
Tôi nín lặng và hồi họp trong khi chờ ông thức dậy, 10 phút trôi qua mà tưởng chừng như dài vô tận. và ông đã bước ra, dáng vóc còn mệt mõi và ngái ngũ.
Tôi mời ông ngồi và bắt đầu câu chuyện: cháu từ Saigon xuống, vì  cháu có người quen nhờ đi tìm cái hố chôn tập thể ở ngoài tỉnh lộ 7, chú Út liền nói: đúng rồi, ở đó có cái hố chôn nhưng tôi không còn nhớ gì hết?.. Tôi giống như từ trên mây rơi xuống mặt đất, cố kềm nén cảm xúc, tôi mời ông uống nước và tiếp tục câu chuyện. Tôi kể ông nghe toàn bộ câu chuyện đã nói với chú Mười và Cô Sáu…
Ông liền đột ngột thay đổi cách nói chuyện: ông kể là lúc đó khoảng 11h00 đến 12h00 trưa thì người dân về báo là có một nhóm lính được trang bị đầy đủ súng, máy truyền tin… đang tiến về hướng căn cứ Đồng Dù có bắt theo vài du kích để dẫn đường và dường như họ không đến địa điểm tập trung để đầu hàng.
Du kích xã tất cả ở đây rất đông vì thời điểm này xã Trung Lập Hạ đã là vùng giải phóng vào ngày 29-4, ngày mà căn cứ Đồng Dù thất thủ. Tôi nói tiếp: cháu là người được người nhà nhờ đi tìm cái hố chôn vì họ có thông tin là người nhà họ bị chết tại khu vực này sau khi rút quân từ Khiêm Hanh –Bầu Đồn – Tây Ninh về. Chú Út chợt reo lên đúng rồi, tôi nhớ ra rồi, dẫn cánh quân đó về có ông Thiếu Tá rất đẹp trai, lúc đó du kích của tất cả khu vực đều tập trung để đánh chặn TĐ đó, tôi như đứng tim vì câu nói vô tình của chú Út về Bố tôi – nhưng vẫn cố giữ bình tỉnh: cháu có liên lạc được với vợ của Ông Thiều Tá đó vì Cô ấy là ngươi chỉ cái hố chôn này. Chính Cô ấy là người lúc đi nhận xác đã tự tay bới cái hố đó lên khi đi nhận xác chồng, cái hố chôn rất cạn vào thời đểm đó, Cô ấy kể chỉ cần cào nhẹ lớp đất là phát hiện ra xác người liền…
Chú Út ngắt lời và nói tiếp về trận đánh, lúc du kích đã dàn quân ra phục kích xong thì TĐ đó về đến khoảng 40 người và lọt vào vòng vây của toàn bộ du kích ở đây. Phía du kích phóng loa kêu gọi đầu hàng, đáp lại là tiếng súng nổ từ TĐ 38, như vậy là họ quyết đánh rồi, cuộc giao tranh du kích và TĐ 38 đánh nhau khoảng được 30 phút. Rồi bổng nhiên tiếng súng im bặt, không khí nặng nề mùi thuốc súng, cảnh tượng người chết của hai bên nằm la liệt… tiếp đó phía du kích tiếp tục kêu gọi đầu hàng và thông báo căn cứ Đồng Dù đã thất thủ nếu không đầu hàng sẽ có xe tăng đếm yễm trợ và tiêu diệt….vẫn không có lời đáp trả từ TĐ38…nhưng sau đó vài phút thì họ phát hiện TĐ38 gần như kiệt quệ và hoàn toàn hết đạn từ lâu…tất cả còn lại 12 người bao gồm TĐT, người mang máy truyền tin, một sĩ quan Thiếu úy đầu bạc, và 9 người lính còn lại…., họ đang ngồi bên nhau cùng hút những điếu thuốc quân vụ cuối cùng , tất cả đã hết đạn và bị dẫn về trường tiểu học và trói tất cả tại đó…
Tôi gần như chết lặng, sự thật đây rồi…vì từ đầu tiếp xúc với tất cả mọi người tôi đã che giấu thân phận của mình để nhằm tìm kiếm và có một thông tin khách quan nhất về cuộc tìm mộ đầy gian nan vất vã này nhưng đầy bất ngờ, nhiều cảm xúc, vì tôi đã được nghe kể về trận đánh oai hùng của Bố tôi và các chiến hữu, và cũng quan trọng không kém là sự thật về cái chết của Bố tôi.
Tôi quyết định tạm dừng tại đây và xin phép ra về vì tôi bắt đầu muốn khóc nhưng cố nén lại. Sau khi từ giã tôi nói, hôm nay cháu đến đây là đễ tìm hiểu có phải là cái hố đó chôn các lính rút từ Tây Ninh về, chú Út tuyên bố chắc nịch, chính xác rồi đó, chính chú là người canh chừng khi họ bị trói trong trường học nên chú nhớ rõ từng khuôn mặt từng người. Để hôm khác lên nếu chú còn nhớ gì thì sẽ kể tiếp.

Ngày thứ tư:
            Về đến nhà thì trời đã tối hẳn, cơm nước xong là tôi lên net  để thông tin cho người nhà của Chú Tài, là người lính truyền tin của Bố tôi. Sau một vài phút thấy nickname của cô Hương đang online thì tôi mừng khôn xiết và tôi đã truyền tải những thông tin mà tôi có được mong mõi là gia đình có thêm tin tức về chú Tài… Cô Hương nói ngay như vậy là đúng rồi, chắc Cô sẽ về Việt Nam cùng tôi thực hiện việc tìm hố chôn và cải táng, tôi hơi bất ngờ về việc này vì tôi nghĩ rằng gia đình cùa chú Tài sẽ đi cùng tôi chứ không phải là cô Hương và cô ấy chỉ là người yểm trợ. Cô nói rất cương quyết rằng Cô sẽ về VN một chuyến…Tôi nói tiếp cháu cũng nhiều cảm xúc quá nên nghĩ ngơi vài ngày, sau đó cháu sẽ tiếp tục lên đó thêm lần nữa để nghe chú Út kể tiếp may ra có thêm tin tức gì mới…và Cô Hương đồng ý.
            Tôi liền liên lạc với Mẹ để kể vế cuộc tìm kiếm của tôi, biết là Bà sẽ rất buồn nhưng biết làm sao được vì Mẹ tôi có thể may ra nhớ thêm điều gì. Bà nói, con cố gắng làm hết sức mình để giúp họ vì lúc đó gia đình chỉ mong là tìm được xác của Bố chứ đâu có khả năng và thời gian làm cho những người còn lại, đó là trăn trở của Mẹ suốt bao nhiêu năm qua, tôi nói Mẹ yên tâm đây là trách nhiệm và bổn phận con phải làm, chứ con không hề nghĩ đây là một việc làm từ thiện hay công đức, tôi biết Mẹ tôi rất hài lòng về cách suy nghĩ của tôi.
            Vài ngày trôi qua, đầu óc tôi cứ quay cuồng với bao suy nghĩ chẳng tập trung được vào việc gì nhưng tôi mừng thầm vì đã có thêm nhiều tình tiết là người ở lại cuối cùng sau trận giao tranh giờ thứ 25 có một người lính truyền tin của Bố tôi, sau cuộc đụng độ vẫn con mang máy truyền tin cho TĐT…
            Rồi cô Hương cũng đã về đến Việt Nam, chúng tôi ngồi bàn bạc cách làm sao cho nhẹ nhàng và nhanh chóng vì có lẽ chẳng ai muốn về lại nơi đau thương đó. Tôi và Cô quyết định sẽ xuống nơi hố chôn tập thể với mong muốn là thông báo cho các Chú là khai quật và đem các Chú về nơi an lành nơi không có tiếng súng, sự tàn ác, dã man mà chỉ có tiếng kinh hàng ngày.

Vài ngày sau đó, tôi, Cô Hương, chú Nguyên ( người em của chú Tài) lên đường đến Củ Chi, trên đường đi chẳng ai nói với ai lời nào, ai cũng mong muốn là mau đến nơi nhưng dường như tôi thấy đoạn đường sau mà xa vời vợi, cái cảm giác cứ ảm ảnh tôi trong suốt quãng đường, khi ngôi trường hiện ra trước mặt cũng là lúc mọi người đã thấm mệt. Tôi đã hướng dẫn và đã kể cho mọi người nghe về câu chuyện mà tôi đã được chú Út kể cho tôi nghe, ai cũng không cầm được nước mắt. Khi đến nhà chú Út thì có một việc không ai ngờ đến là khi vừa thấy chú Nguyên thì chú Út buộc miệng kêu lên: giống lắm, chú này giống cái ông lính truyền tin mang máy cho ông Thiếu tá… mọi người ai cũng giật bắn người vì câu chuyện bất ngờ này… Sau vài câu nói chuyện chúng tôi cùng mang một số đồ cúng mang theo ra cái hố chôn…

(chú Út đang tiến hành việc cúng và đốt nhang)

Như vậy đấy mọi người ơi, dù 36 năm về trước họ có thể là kẻ thù của nhau, nhưng giờ đây nhìn hình ảnh này tôi không thể cầm được nước mắt, khóc nhiều rồi tôi cũng chẳng biết khóc vì cái gì nữa…nhưng cái hình ảnh này đã làm tôi thật sự cảm động.
Sau các nghi thức cúng kiến xong, chúng tôi quay lại nhà chú Út để bàn về việc tiến hành khai quật, chú Út là người đã thật sự giúp đỡ rất nhiều, ông làm vì tình người, sự cảm thông, hay sự hối hận??? …Nhưng tôi hy vọng đó là những việc làm xuất phát từ tình người, những cử chỉ và hành động của ông phần nào làm xoa dịu mọi người khi nghĩ về cái chết thương tâm và uất nghẹn của các quân nhân BĐQ. Ông là người đã giúp chúng tôi liên lạc với bên công nhân khai quật, chuẩn bị đồ cúng, liên lạc với ủy ban xã  v…v…
Chúng tôi dùng cơm tại nhà ông và ngồi cùng nhau để bàn bạc việc bốc hài cốt đã được cô Hương ấn định là ngày 16/9/2011. Đường từ Củ Chi về trời mưa nặng hạt, như khóc thương thân phận đất nước Việt Nam điêu linh trong chiến tranh, bao cảnh lầm than, nhiều gia đình tan vỡ…

 Ngày thứ năm:
            Lại một đêm mất ngũ và thao thức, trằn trọc để mong trời sáng… và rồi buổi sáng đến thật mau, tôi chuẩn bị ra khỏi nhà không quên thắp vài nén nhang cho Bố tôi và cầu mong ông sẽ phù họ cho chúng tôi khai quật một cách nhanh chóng và chính xác. Khi tôi đến nhà cô Hương thì mọi người đã tề tựu đông đủ, chúng tôi vội vàng lên đường vì ai cũng mong mõi là sẽ mau chóng đến nơi, trên đoạn đường đi tôi thấy dường như ai cũng căng thẳng và lo âu, riêng tôi như đã đề cập ở phần đầu, cảm giác bấc an, lo lắng, những câu hỏi vẫn chưa có lời đáp, có lẽ không ngoa khi có thể nói rằng, chính tôi là người mong muốn đến thật nhạnh tại hiện trường.
            Các địa danh như căn cứ Đồng Dù, cầu Sạn ( nơi diễn ra trận đánh), trường học ( nơi giam giữ và trói các quân nhân BĐQ)…đều nằm lại sau lưng và chúng tôi cuối cùng cũng đến nơi cái hố chôn đó. Bên bộ phận bốc mộ họ đã đến thật sớm làm các thao tác cần thiết như chuẩn bị đồ nghề và đồ cúng, chú Út cũng đến đó từ bao giờ, tôi thấy Ông trầm ngâm và rất suy tư. Sau các nghi thức cúng kiến và thắp nhang cầu nguyện, Sư Cô quyết định là đã đến giờ bắt đầu khai quật, mọi người đã chờ đợi giây phút này rất lâu, đối với gia đình chú Tài thì chắc là đã 36 năm rồi họ chờ đợi giây phút này. Nhà ngoại cảm cầm tay người em của chú Tài và bắt đầu xác định vị trí khai quật…ai cũng nín thở chờ đợi…

(Sư Cô và gia đình đang thực hiện các nghi thức)

( Từ trái qua em trai, em gái chú Tài, Cô Hương và Sư Cô)
Bên bộ phận khai quật bắt đầu cào lớp cỏ khô ra nhằm xác định vị trí cho chính xác,  mỗi nhát cuốc là mỗi lần tim tôi nhói lên vì hồi họp, người tôi lạnh toát mặc dù đứng giữa cánh đồng trời đang chói chang nắng…sau chừng khoảng vài cuốc, nước từ dưới hố bắt đầu trồi lên làm việc khai quật bị chậm lại vì họ phải cuốc đất đấp thành những cái đê nhõ nhằm chặn không cho nước tràn vào lại các chổ đã được đào. Dũng là người chỉ huy các công nhân đào mộ nói với tôi rằng: đúng rồi em có cảm nhận sắp đến chổ có xương rồi vì theo kinh nghiệm của em chổ nào có xương người thì đó đất sẽ rất mềm… 
Vừa nói chuyện với tôi Dũng vừa lấy bàn tay thọc xâu vào lớp đất bì bõm nước, bổng nhiên Dũng kêu to lên: có xương rồi, xương này to lắm, chắc là xương ống chân… Tôi như trút được gánh nặng một phần vì đây đúng là hố chôn rồi, nhưng để xác định là có hài cốt chú Tài hay hài cốt của các quân nhân BĐQ là một quá trình rất dài và phải có kỷ vật gì để chứng minh. Dũng nhoẽn miệng cười và hỏi: anh có muốn xem không, không một giây đễ suy nghĩ tôi trả lời: tất nhiên và tôi là người đầu tiên nhìn thấy cái xương chân đó. Dũng làm một vài động tác và cầm lên một ống xương chân dài, còn nguyên chiếc vớ đã ngã màu bao bọc lại, bất ngờ tiếp theo là còn cả sợi dây trói bằng chỉ cước xanh to bằng ngón tay cái….nước mắt tôi đã rơi vì có lẽ đây là khoảnh khắc đã làm tôi xúc động và sẽ ám ảnh tôi mỗi khi nghĩ về nó, tôi bỗng nhiên hình dung ra thời khắc đó: khi bọn du kích dẫn các quân nhân BĐQ anh hùng ra tàn sát tập thể, họ vẩn bị trói chặt tay hoặc chân, tôi cố dằn cơn xúc động nhưng nước mắt cứ tuôn rơi, lòng tôi gầm thét như bị ai làm tổn thương… tôi tự hỏi tại sao lại có dây nịt, có lẽ lúc khi bi tàn sát họ vẫn mặc đồ quân phục kiêu hãnh của Biệt Động Quân…

( đợt đầu tiên khi phát hiện ra xương)



( xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh)Và có cả sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịch đã rỉ sét

Cảm giác đau xót như ai xát muối vào vết thương, nhưng đây là vết thương lòng làm sao mà lành lại được… bổng nhiên chú Út đứng sau lưng tôi từ khi nào, ông vỗ vai tôi nhè nhẹ như an ủi, làm tôi thức tỉnh nếu tôi quá xúc động sẽ để lộ ra tung tích của mình, đốt vội điếu thuốc lá và cố giữ bình tỉnh, tôi quay sang hỏi chú Út: vậy khi du kích bắn những người này thì họ đang mặc quần áo gì hả chú, ông suy nghĩ vài phút rồi  nói: lúc đó đông ngươì lắm, nên chú chỉ nhớ là có người mặc chỉ cái quần cụt, người thì còn mặc quần dài của lính, người thì mặc áo, người thì cởi trần… lâu rồi chú chỉ nhớ có vậy. Tôi ra hiệu cho mọi người nghĩ ngơi một chút vì chính xác là đây rồi với lại tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Tôi quay lưng lại thì hởi ơi có cả hơn 40 người hiếu kỳ đang đứng xem từ khi nào mà tôi không biết họ đến từ đâu và từ khi nào, họ bắt đầu bàn tán: xót thương có, chửi rủa có, thông cảm có, mắng nhiếc có, cảm thông có và có người đã khóc…họ còn kể chính xác là thời điểm tàn sát vào xế chiều vào khoảng 4h00 hay 5h00 gì đó. Sau vài phút nghĩ ngơi và nói chuyện, bên công nhân khai quật tiếp tục công việc của mình, thời khắc quan trọng đã đến một cái thẻ bài đã được Dũng mang lên từ cái hố chừng nữa mét sâu: tôi như đứng tim và cầm ngay cái thẻ bài đến cái bờ ruộng có nước sạch để xem và hy vọng đó là thẻ bài của chú Tài nhưng một thoáng thất vọng đã xuất hiện trên khuôn mặt của tôi, thẻ bài không phải của chú Tài mà là của:


Ly A Sam
Số quân : 70/131238
Loại máu : A +
Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam: tên đầy đủ là :
Lý A Sầm
Sinh ngày : 19/5/1950
Cha : Lý Man Soi
Mẹ: Hồ Thị Minh

 
( mặt trước và mặt sau của thẻ quân nhân)

Lúc này thời tiết càng nóng gay gắt cũng như lòng người cũng gay gắt nóng hy vọng tìm được thêm kỷ vật. và tiếp theo là một thẻ căn cước với nội dung:
Trịnh Ngọc Thuần
Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon
Cha: Trịnh Hữu Hiền
Mẹ : Hứa Thị Là
Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai gòn

 
( mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước)

Như vậy thời điểm chú Sầm bị tử hình ông vừa tròn 25 tuổi và chú Thuần thì chỉ vừa 18 tuổi và 01 tháng. Tôi tự hỏi tại sao chiến tranh kết thúc, các anh là người thắng cuộc tại sao lại phải đối xử và tàn sát những người  như vậy và giờ những người đã thi hành việc tử hình năm xưa đang ở đâu, họ có đứng trong vài chục người đang đứng kề cận bên tôi, và họ nếu có và chứng kiến thì họ đang nghĩ gì trong lúc nàycàng quanh quẩn với các câu hỏi tôi càng cảm phục và hãnh diện về các quân nhân BĐQ dưới quyền của Bố tôi, những anh hùng vô danh, vì lý tưởng họ đã chiến đâu đến hơi thở và viên đạn cuối cùng, họ còn quá trẻ để phải chết, nhưng họ đã quyết định chọn cái chết một cách đau đớn nhất nhưng vô cùng kiêu hãnh và đáng để thế hệ sau lấy đó làm niềm tự hào, trong những nổi đau thương luôn có những niềm kiêu hãnh.
Lúc này tinh thần mọi người bắt đầu bớt căng thẳng vì đã có những kỷ vật và ai cũng hy vọng sẽ có bất cứ kỷ vật gì là của chú Tài, có lẽ chú Sầm là người cẩn thận nên hầu như các giấy tờ đều còn. Tôi miên man với bao suy nghĩ và cầu nguyện thì Dũng lại moi từ lòng đất môt cái túi nylon  đã ngã màu theo thời gian, tôi lập tức cầm lấy và mở ra, thì trời ạ…một chai dầu gió hiệu “song thập”, một bàn chải đánh răng, một cây viết, một cái bóp cá nhân có hình một người mặc đồ lính chụp hình chung với một cô gái – nhưng rất mờ và rất khó để nhận diện khuôn mặt…tiếp theo trái tim tôi có lẽ ngừng đập trong thời khắc này: đó là một cái đồng hồ đeo tay sợi dây đồng hồ bằng da màu đen,còn nguyên vẹn, tôi vội vàng lẽn ra khỏi nơi đang quá đông người và ồn ào: cái đồng hồ đã bị gĩ sét theo thời gian nhưng hai kim đồng hồ thì còn nguyên vẹn…..

( chiếc đồng hồ và sợi dây đeo còn nguyên vẹn)
Kim đồng hồ chỉ 4h14 phút ngày 31 – như vậy có 02 giả thuyết chúng ta có thể suy luận :

1.     Các quân nhân bị tàn sát vào lúc 4h14 phút, ngày 30-4-1975 vì đồng hồ đeo tay thời đó thường là đồng hồ lên giây nên chỉ chạy đúng 24 giời sau đó lên giây thì mới tiếp tục vận hành, khi chủ nhân của chiếc đồng hồ này bị tàn sát thì nó vẫn tiếp tục chạy dúng 24 giờ (tức là ngày 31-4-1975) nữa rồi mới ngừng hẳn 36 năm qua trong lòng đất
2.     Là chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát, vào lúc thời điểm đồng hổ chỉ lúc : 4h14 phút, khi nằm xuống đã gặp nước và hư hỏng ngay.

            Tôi như điên như dại, ôm cái đồng hồ vào lòng và bật khóc tôi muốn hét thật to vào không gian yên tĩnh nơi tôi đang đứng một mình. Có một sự huyền bí nào hay chỉ là sự trùng hợp khó tin là các chú đã để lại một dấu hiệu cho mọi người và gia đình biết chính xác ngày và thời gian họ đã nằm xuống cho quê hương, đất nước.
            Cuộc đào hố chôn vẫn tiếp tục, thoáng thất vọng đã hiện rõ lên khuôn mặt của cô Hương và gia đình chú Tài là vẫn chưa tìm được bất cứ vật gì để chứng minh là có chú Tài. Nhưng tôi thì hơi khác vì tôi nghĩ rằng trước tiên phải có bất cứ kỷ vật gì để chứng minh đây là TĐ 38. và tôi tiếp tục cầu nguyện, gào thét tên Bố tôi trong tâm khảm là hãy phù hộ cho tôi và mọi người. và đây rồi thêm một cái bóp cá nhân được Dũng đưa tận tay tôi, tôi lập tức mở ra :

 
( mặt trước và mặt sau của giấy quyết định điều động)
            Tôi lập tức đọc kỹ danh sách các quân nhân có tên và trong đó đã có tên của chú Sầm, như vậy như tôi đã nói ở trên chú Sầm là người cẩn thận…được điều động về TĐ 38- Liên Đoàn 5 - Biệt Động Quân, phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký năm 1969, như vậy so với số quân của chú Sầm thì ông về TĐ 38 từ năm 1969 và đã vỉnh viễn không được thuyên chuyển sang các binh chủng khác.
            Và một “ Chiến Thưởng Bội Tinh”  phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký 8-5-1969.
            Và một giấy có ghi phía sau là : Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 38 – Biệt Động Quân - Ông Nguyễn Thanh Tiến hay Tiền…..năm 1965.
            Lúc này trời đã về chiều, ai cũng mệt mõi và gần như không còn hy vọng gì là sẽ tìm kiếm được nửa vì cái hố đã được đào quá rộng rồi, với diện tích là 3mx6m…..

( quần áo, dây trói và thắt lưng…)

Sau khi hội ý với nhà ngoại cảm thì ông quyết định là tất cả đã đầy đủ và không nên tiếp tục đào nữa….tôi không thể giải thích được hiện tượng này chỉ biết là ông cứ đi quanh trên cái hố đã được đào, nhắm nghiền mắt và nói chuyện một mình.

( toàn cảnh cái hố chôn tập thể - thật khủng khiếp)
            Sau đó gia đình hội ý thật nhanh và làm các công tác nhận diện hài cốt của chú Tài bằng hình thức nhà ngoại cảm nói chuyện với các vong linh ( lý do tôi không tường thuật việc này vì gia đình chú Tài đã bàn bạc với nhà ngoại cảm). tiếp theo đó mọi người quyết định sẽ hỏa táng chú Tài và các quần áo, dây nịch, dây trói… tại cánh đồng lúa nơi chú và các chiến hữu đã nằm lạnh lẽo suốt bao năm qua

(toàn bộ hài cốt và quần áo, dây thắt lưng và dây trói)
( đang tiến hành hỏa táng chú Tài)
( đang tiến hành hỏa táng quần áo và các kỷ vật)
Số hài cốt còn lại tạm thời được để vào trong một cái “khạp” để hy vong gia đình sẽ liên lạc và mang người nhà của mình về


            Lúc này gia đình và mọi người ngồi cách rất xa, tôi và các bạn đi cùng tiến hành việc hỏa táng….cảm giác như kẻ không hồn…buồn vui trộn lẫn…nghĩ về cảm giác nơi này 36 năm về trước khi chiến tranh chấm dứt đã có một cuộc tàn sát diễn ra giữa những người Việt Nam với nhau cùng chung giòng máu Lạc Hồng, cùng huyết thống….cuộc tàn sát này đã có thể không xảy ra nếu lúc đó…….

Phần hỏa táng:
            Tôi và cô Hương rong ruỗi mang cái “khạp” gửi vào nhà thờ mong ước để xin gửi trong vòng 02 tháng để đăng tin tìm người thân và cũng đễ vận động sự giúp đỡ vì tất cả các chi phí đếu do tiền túi của cô Hương bỏ ra…giờ thì cô ấy đã thật sự hết khả năng mất rồi.
            Về nước được 02 tuần tôi vui mừng được cô Hương thông báo là đã đủ số tiền để hỏa táng và gửi vào nhà thờ, tôi hạnh phúc đến dâng trào vì mọi việc gần như đã hoàn tất, mang cái ‘khạp” đi hỏa táng về xong thì tôi liền chạy ngay về nhà thờ đễ làm các thủ tục cần thiết nhằm để các chú an nghĩ…
            Cảm giác phấn khởi tôi bước vào thì được bộ phận hài cốt cho biết hoàn toàn họ chưa nhận bất cứ tiền của ai để lo cho cái “khạp” này, tôi như chết đứng và vô cùng tức giận, tôi liên lạc với cô Hương thì được Cô cho biết là người đã trực tiếp gửi tiền về cho nhà thờ là ông Đ.T.H – một cựu quân nhân BĐQ, cô Hương cho tôi số phone của người đó để tôi liên lạc và tôi hy vọng chắc họ đã gửi tiền về… Qua những khó khăn và sự hiểu lầm mà tôi cho rằng có thể tránh được nếu họ - những người đã vận động có một sự tin tưởng và thấu hiểu được các khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong suốt quá trình tìm hố chôn – và đây chính là hạt sạn nhõ trong sự thành công của việc khai quật và hỏa táng mang về nhà thờ đúng như ước nguyện của gia đình.

Đôi dòng tâm sự:
            Về đến nhà tôi thẫn thờ và ngồi bệt trên ghế giống như vừa trở về từ cõi chết, cảm giác như các chú cử quanh quẫn đâu đây…thầm nghĩ đã nhiều năm nằm hiu quạnh, lạnh lẽo nơi hiu hắt và cô đơn, giờ các chú đã được giải thoát… Hãy thực hiện các ước nguyện của nghiệp trai chưa tròn, về thăm gia đình và bạn bè những người thân đã lo lắng trong suốt thời gian qua các chú nhé!!!
            Tôi liên tưởng lại các câu chuyện và lời kể của vài nhân chứng và chính thức tôi xác nhận rằng: Tiểu Đoàn 38 – LĐ 32 – Biệt Động Quân là đơn vị BĐQ cuối cùng đã chiến đấu vào giờ 25 của cuộc chiến, họ đã chiến đấu một trận cuối cùng của đời lính vinh quang nhưng đầy cay đắng, họ và chính họ đã chọn cái chết đau đớn nhưng oai hùng sẽ được mọi người nhắc đến…
             Theo lời kể của chú Út thì sau khi TĐ 38 hết đạn, người du kích tên là Cò Ráng -  đã có những giây phút thóa mạ và mắng nhiếc TĐ 38 và Bố tôi đã to tiếng với người này, sau khi vào trong hội ý chúng đã dẫn Bố tôi ra cái đồng ớt gần đó và tử hình nhằm áp đảo tinh thần anh em còn lại, về nội dung cuộc tranh cãi của Bố tôi thì không ai còn nhớ đến nội dung – kể cả chú Út vì theo ông lúc đó rất đông người, kẻ thóa mạ, dùng những từ khó nghe… nhưng ai cũng có thể thấy việc tàn sát là chủ đích cá nhân của một nhóm du kích có lẽ lúc đụng độ bên du kích cũng đã bị thiệt hại rất nhiều…
            Dự đoán mãi mãi là dự đoán nhưng chúng ta cần tôn trọng sự thật, và vinh danh họ: Thiếu Tá Trần Đình Tự - và các quân nhân TĐ 38 chính là đơn vị BĐQ cuối cùng chiến đấu và cái chết của họ phải được trân trọng như những giá trị lịch sử của QLVNCH.
            Bố tôi và họ cũng đã có thể có cách khác để an toàn về với gia đình nhưng tôi hiều Bố tôi qua nhiều thông tin tôi có được, Ông không bao giờ thỏa hiệp chứ đừng nói đến đầu hàng. Họ đã chiến đấu vì lý tưởng, vì danh dự… Họ không cần vinh danh, không cần chức tước, họ chỉ cần trả lại sự thật cho sự hy sinh của họ, họ chỉ biết chiến đấu với lời nguyện ước với non sông :

Tổ Quốc - Danh Dự  - Trách Nhiệm

Và sau cùng họ chỉ mong những người còn lại, nhớ đến họ, thắp cho họ một nén hương lòng mỗi khi 30/4 lại về để họ yên lòng nơi cõi trời cao rộng.
Kính Bố: con đã thưc hiện xong trăn trở của Mẹ, trách nhiệm và bổn phận của con một người lính VNCH, đâu đó trong cõi tạm trần gian này con mong Bố đã thấy và hài lòng về những gì con làm cho những người đồng đội đã cùng lý tưởng với Bố và đã vĩnh viễn nằm xuống cho quê hương. Hãy thanh thản nơi cõi trời cao rộng – Bố và các Chú sẽ không bao giờ cô đơn, sẽ không bao giờ bị quên lãng.

Trần Đình Thế










ĐÊM VIỄN HOÀI

Xuân tàn lắng. Bắt đầu mưa vào Hạ
Nắng lại mang áo mới khoát cỏ cây
Mưa quê nhà và nắng hạn nơi đây
Đều mang những u hoài trong vô định.
Chim tung cánh bỏ núi rừng...xa tổ
Ta se lòng, đành đoạn bước lưu vong
Chim ngược gió. Ta trùng dương sóng vỗ
Cùng thiên di trong bão táp dặm trường.
Chiều buông chậm theo tiếng lòng thổn thức
Sương giăng mờ. Mây nhạt mấy sơn khê
Vang đâu đây lời vọng của tình quê
Khi ngày đón hoàng hôn trên mắt đỏ.
Bên song vắng, mênh mang chiều lộng gió
Cho phất phơ tóc rũ trán ...vật vờ
Khúc hoài âm chưa kịp lắng cung tơ
Đã thấp thoáng sầu rơi trên phím lạnh.
Thầm gọi một bóng trăng đêm cô quạnh
Thắp trong ta vầng sáng của triều nguyên
Làm hoa đăng soi lối giữa hai miền:
Đông: u ám. Tây: bốn mùa nắng nhạt.
Thương bóng nhỏ bên ta cùng phiêu bạt
Chia buồn vui trên từng bước chân đi
Mảnh đời ta từ thuở chớm xuân thì
Đã nhận diện phiên buồn do thảm họa.
Thẹn với lòng không gan hùng, chí cả
Ngọn thương cùn treo mấy nhánh phong sương
Đến bao giờ sẽ quay cương hồi mã
Vượt trùng khơi tìm lại dấu quê hương?!
Chân ta bà viễn du theo đời cạn
Bước vô thường đếm mãi cuộc phù sinh
Dõi cố lý bồi hồi câu cảm thán
Đã bao năm lòng nặng trĩu u tình!
Nhớ " Thập tải luân giao cầu cổ kiếm "
Cảm " Nhất sinh đệ thủ bái mai hoa " (*)
Lời người xưa như sấm dậy lòng ta:
Gươm tráng sĩ tung hoành đường quang phục!
Có lẽ nào mãi cam lòng chịu nhục
Kìa núi sông lừng lững bóng cờ bay!
Đêm viễn hoài bên tiếng lòng thôi thúc
Tổ quốc ơi! Rồi sẽ có một ngày...!
HUY VĂN
(*) Mười năm giao tiếp tìm gươm báu
     Một đời  chỉ cúi trước hoa mai
    ( CAO BÁ QUÁT )




Một ngày,
tôi đi qua
trại lính ngang nhà,
thấy một lá cờ
với một vòng hoạ
Chung quanh đây,
có ai đâu
đưa tiễn anh về,
buồn tiễn anh về
với lòng đất sâu !

Một ngày,
tôi đi qua
trại lính ngang nhà,
thấy một lá cờ
với một vòng hoạ
Chung quanh đây,
có ai đâu
đưa tiễn anh về,
buồn tiễn anh về
với lòng đất sâu !

Hỏi ra,
mới biết anh là
lính trẻ xa nhà,
chết trận đêm quạ
Hỏi ra,
anh có mẹ già,
anh có mẹ già,
ở tận nơi xạ
Mẹ chẳng kịp về,
đưa tiễn anh đị
Mẹ chẳng kịp về,
đưa tiễn anh đị
Tôi thấy tôi buồn.
Tôi thấy tôi buồn.

Một ngày,
tôi đi qua
trại lính ngang nhà,
thấy một mẹ già
đến tìm con thợ
Hay tin con,
nước mắt tuôn rơị
Mẹ của anh buồn,
với giòng lệ tuôn.
Mẹ của anh buồn,
với giòng lệ tuôn.

No comments:

Post a Comment